Nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới

(4.49) - 55 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới là gì?

Nội soi bàng quang bằng ống cứng là thủ thuật để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở trong bàng quang hay không bằng cách sử dụng ống soi sợi quang cứng (ống soi bàng quang). Đôi khi, một số vấn đề của bàng quang và đường tiết niệu có thể được điều trị cùng lúc.

Khi nào bạn nên thực hiện nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới?

Nếu bị tiểu ra máu, nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc bị bàng quang kích thích (thôi thúc đột ngột và không kiểm soát được đi tiểu), bạn nên thực hiện nội soi bàng quang bằng ống cứng.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi bàng quang bằng ống soi cứng ở nam giới?

Mặc dù hầu hết nội soi bàng quang là thành công với rất ít hoặc không có triệu chứng nào sau đó, nhưng nội soi bàng quang vẫn có các rủi ro như:

Bị kích thích niệu đạo

  • Bạn có thể có một cảm giác nóng nhẹ khi đi tiểu và cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều hơn bình thường 24 giờ sau khi nội soi;
  • Nước tiểu có thể màu hồng do chảy máu nhẹ;
  • Nhiễm trùng tiểu hình thành ngay sau nội soi bàng quang;
  • Sốt, nước tiểu có mùi và đau khi đi tiểu.

Tổn thương hoặc thủng bàng quang niệu đạo.

Điều quan trọng là bạn cần phải biết những rủi ro và biến chứng trước khi phẫu thuật. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Bạn có thể gặp một số biến chứng như:

  • Đau hoặc chảy máu nặng;
  • Nhiễm trùng;
  • Hẹp niệu đạo;
  • Thủng bàng quang.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới?

Dưới đây là một số yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật, bao gồm:

  • Viêc nhịn ăn (không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì) trước khi làm thủ thuật có cần thiết hay không sẽ phụ thuộc vào loại kiểu gây mê được sử dụng. Bạn có thể được sự hướng dẫn chế độ ăn uống đặc biệt cho một hoặc hai ngày trước khi làm nội soi;
  • Bác sĩ có thể kiểm tra nước tiểu xem bạn có bị nhiễm trùng tiểu trước khi làm thủ thuật không (Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm thường xuyên đi tiểu, đau hay rát khi đi tiểu, sốt và nước tiểu màu sậm, cợn hoặc đỏ nhạt và có mùi hôi).

Bạn nên báo ngay cho bác sĩ phẫu thuật nếu:

  • Bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, cao su, i-ốt, băng hoặc thuốc gây mê (tại chỗ và toàn thân);
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm thuốc không kê toa, thảo dược, vitamin và chất bổ sung, đặc biệt là thuốc chống đông, aspirin hoặc các loại thuốc khác ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Bạn có thể cần phải dừng những những loại thuốc này trước khi làm nội soi;
  • Bạn có tiền sử rối loạn chảy máu hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu một sự chuẩn bị cụ thể khác. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy thảo luận với bác sĩ phẫu thuật một cách rõ ràng. Điều quan trọng là bạn được thông tin đầy đủ và cảm thấy vui vẻ khi chấp thuận cam kết thực hiện các thủ thuật. Bạn sẽ được yêu cầu làm điều này bằng cách ký một tờ cam kết. Đọc cẩn thận và đặt câu hỏi nếu có bất cứ điều gì không rõ ràng.

Quy trình thực hiện nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới như thế nào?

Các bước nội soi như sau:

  • Bác sĩ thường gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống trước khi nội soi;
  • Bác sĩ sẽ cho ống soi vào niệu đạo và kiểm tra bên trong bàng quang. Thủ thuật này thường mất ít hơn 30 phút;
  • Bác sĩ có thể bấm sinh thiết. Một mảnh nhỏ của mô bàng quang có thể được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Trong trường hợp mô tăng trưởng nhỏ hoặc sỏi thì có thể loại bỏ nó nội soi luôn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới?

Dưới đây là một số chăm sóc sau phẫu thuật:

  • Sau khi bạn đã hồi tỉnh thuốc mê và đi tiểu được, bạn có thể về nhà trong ngày. Bạn có thể trở lại làm việc vào ngày hôm sau;
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường sớm hơn. Trước khi bạn bắt đầu thực hiện, bạn cần tư vấn với bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hồng ban đa dạng

(89)
Tìm hiểu chungHồng ban đa dạng là bệnh gì?Bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng da có thể bị kích hoạt do nhiễm trùng hoặc thuốc. Nó thường nhẹ và ... [xem thêm]

Ngón chân hình búa

(39)
Tìm hiểu chungNgón chân hình búa là gì?Ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong là những dị tật ở bàn chân xảy ra do sự mất cân bằng giữa cơ, gân hoặc dây ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến thượng thận

(15)
Tìm hiểu về cắt bỏ tuyến thượng thậnCắt bỏ tuyến thượng thận là gì?Cắt bỏ tuyến thượng thận là phẫu thuật loại bỏ một hoặc cả hai tuyến ... [xem thêm]

Tăng cholesterol máu thuần túy

(11)
Tăng cholesterol máu thuần túy hay còn gọi tăng cholesterol máu gia đình là một tình trạng di truyền khiến mức cholesterol tăng cao trong cơ thể. Vậy tình trạng này ... [xem thêm]

Thừa sắt

(11)
Tìm hiểu về thừa sắtThừa sắt là gì?Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh

(11)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

Huyết áp thấp

(14)
Ở mỗi nhịp đập, tim sẽ tạo áp lực tác động lên thành mao mạch để đưa lưu lượng hồng cầu đến các bộ phận trong cơ thể. Áp lực này gọi là huyết ... [xem thêm]

Rối loạn hoảng sợ

(70)
Tìm hiểu chungRối loạn hoảng sợ là bệnh gì?Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý, là cảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN