Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ nhỏ mà mẹ nên biết

(3.71) - 31 đánh giá

Nếu đang trong độ tuổi tập đi thì việc bé thích đi chân trần để rồi bị thương là khá cao, bạn nên biết cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ an toàn nhé.

Nhìn một đứa trẻ tự do nô đùa xung quanh mà không phải lo lắng về bất cứ điều gì là một điều rất tuyệt vời. Thế nhưng, trên thực tế, cảnh tượng đẹp như mơ ấy có thể sẽ không kéo dài. Không bị dằm đâm vào tay như người lớn thường bị, bé bị dằm đâm vào chân. Lúc ấy, bạn hãy làm theo hướng dẫn của Chúng tôi để có thể lấy dằm cho trẻ một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ

1. Dùng nhíp và kim để lấy dằm

Bước 1: Cả người lớn lẫn trẻ đều phải bình tĩnh. Trẻ nhỏ thường hay sợ hãi và điều đó không hề có lợi cho việc sơ cứu.

Bước 2: Rửa tay và chân của trẻ (hoặc bất cứ chỗ nào mà mảnh vỡ găm vào) bằng xà phòng. Điều này sẽ giúp hạn chế sự nhiễm trùng.

Bước 3: Dù bạn cố gắng giải thích với trẻ thế nào, bé vẫn sẽ cựa quậy khi bạn lấy dằm ra. Do đó, hãy nhờ thêm một người nữa giúp đỡ.

Bước 4: Khử trùng nhíp, sau đó, kẹp chặt phần chân dằm mà bạn nhìn thấy và kéo nó ra.

Bước 5: Nếu bạn không tìm thấy mảnh vỡ hoặc khi nó găm quá sâu, hãy dùng đến kim. Trước khi sử dụng, bạn nhớ khử trùng kim và đâm một lỗ nhỏ trên da ngay vị trí dằm đâm vào, rồi nhẹ nhàng gắp dằm bằng nhíp.

Bước 6: Thoa thuốc và dán băng keo cá nhân để tránh nhiễm trùng.

2. Sử dụng các phương pháp thay thế

Nếu dùng nhíp và kim không hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số phương pháp thay thế sau để loại bỏ dằm ra khỏi chân của trẻ:

Sử dụng băng dính

Dán một miếng băng dính lên vùng da bị dằm đâm. Sau đó, tháo miếng băng dính ra, dằm sẽ dính vào băng keo. Đây được xem là giải pháp “không nước mắt” để lấy dằm ra khỏi chân của con yêu.

Keo dán

Bạn cũng có thể sử dụng keo để lấy dằm. Hãy thoa keo vào vùng bị thương, sau đó để khô và bóc ra, miếng dằm cũng có thể theo đó mà ra.

Baking soda

Nếu dằm đâm sau vào da trẻ và bạn không nhìn thấy dằm, baking soda sẽ giúp ích cho bạn. Trộn baking soda với nước để hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng bị thương và để trong 24 giờ. Khi bóc ra, mảnh dằm sẽ xuất hiện và bạn có thể dễ dàng lấy nó ra bằng nhíp. Nếu vẫn không thấy, hãy lặp lại quá trình này trong 24 giờ nữa.

Đa số dằm, gai đều ít gây nguy hiểm và dễ dàng lấy ra song nếu bạn không cẩn thận thì chúng vẫn có thể khiến bé yêu bị nhiễm trùng.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu trẻ được tiêm ngừa đầy đủ thì bạn không cần phải lo. Còn nếu tiêm không đủ, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh uốn ván, đây là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì vậy, hãyxem lại lịch tiêm ngừa của trẻ để có cách xử trí đúng.

Nếu bạn chỗ bị dằm đâm của bé sưng đỏ và có mủ, hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra ngay. Đây chính là dấu hiệu cho biết vết thương của bé đã bị nhiễm trùng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đây là câu nói không bao giờ sai. Tại sao lại để con yêu phải trải qua cảm giác khó chịu nếu chẳng may mắc bệnh khi bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bằng những cách sau:

  • Khuyến khích con luôn đi giày, dép khi ra ngoài. Điều này không phải dễ thực hiện với trẻ nhỏ nhưng đây là cách đơn giản nhất để ngăn chặn tình trạng trẻ đạp phải các mảnh vỡ nhỏ, gai, dằm.
  • Kiểm tra nơi vui chơi của bé xem có mảnh vỡ hay không. Bạn nên dọn dẹp sạch sẽ trước khi cho con chơi.
  • Dạy trẻ nhận biết những thứ không an toàn như mảnh vỡ thủy tinh, đồ chơi bằng gỗ không trơn láng hoặc những bụi hoa, cây cảnh có gai.

Việc bị mảnh vỡ nhỏ, gai, dằm đâm có thể khiến trẻ đau và đôi khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đây không phải là lý do để bạn bắt trẻ ở trong nhà và cách ly với thế giới bên ngoài. Hãy để trẻ tự do vui chơi và khám phá thế giới xung quanh vì tuổi thơ của con sẽ trôi qua rất nhanh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã biết cách điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em?

(37)
Theo thống kê của các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị về chứng tự kỷ đang gia tăng với cấp số nhân. Tự kỷ được coi là một rối ... [xem thêm]

Phẫu thuật ung thư vú: Các chọn lựa tái tạo

(46)
Các lựa chọn tái tạo sau khi phẫu thuật ung thư vú có thể khiến bạn bối rối. Có nhiều loại lựa chọn để tìm hiểu. Vì thế, hãy nghiên cứu từng loại ... [xem thêm]

Cạo lông chân thế nào mới đúng cách?

(30)
Nhiều bạn nữ thích dùng thuốc tẩy lông để làm sạch phần lông chân hay các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc tẩy ... [xem thêm]

Hội chứng Savant: “Bệnh nan y” của các thiên tài

(19)
Hội chứng Savant mang đến những khả năng đặc biệt như chơi nhạc cụ hay thần sầu, vẽ bản đồ cực kỳ chính xác hay tính toán nhanh như chớp. Thế nhưng, ... [xem thêm]

Chế độ DASH với muối khoáng giúp giảm huyết áp

(17)
Muối mà bài viết này muốn đề cập không phải là muối ăn (natri clorua) như cách hiểu thông thường mà là muối khoáng của các kim loại và khoáng chất thiết ... [xem thêm]

Uống cà phê giảm cân có hiệu quả không?

(32)
Nhiều người giờ đây không chỉ nhâm nhi tách cà phê để tỉnh táo mà còn vì tin rằng đây là một loại nước uống giảm cân. Thế nhưng liệu cà phê giảm ... [xem thêm]

10 thực phẩm giúp bạn giảm cholesterol ngăn ngừa bệnh

(45)
Lượng cholesterol cao có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Hãy bổ sung ngay vào ... [xem thêm]

Gan nhiễm mỡ độ 2: Mối nguy hiểm cận kề

(86)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN