Viêm hạch bạch huyết

(4.32) - 35 đánh giá

Hệ bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, tế bào, ống dẫn và tuyến. Các tuyến cũng được gọi là hạch và có thể xuất hiện trên khắp nơi trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất là dưới hàm, nách và háng. Viêm hạch bạch huyết là tình trạng xảy ra khi hệ bạch huyết bị viêm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm là do nhiễm trùng da.

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết là tình trạng nhiễm trùng mạch bạch huyết. Hệ mạch bạch huyết có nhiệm vụ vận chuyển các tế bào bạch huyết đi khắp cơ thể.

Các tế bào và hệ mạch bạch huyết có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thông thường, các tế bào bạch huyết sẽ di chuyển đến vị trí nhiễm trùng để tiêu diệt vi sinh vật.

Đôi khi, các tế bào bạch cầu nhiệm bệnh ở một khu vực sẽ di chuyển đến mạch bạch huyết và gây viêm.

Nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các mạch bạch huyết. Chúng có thể xâm nhập qua vết cắt hoặc vết thương trên da, hoặc phát triển từ nhiễm trùng hiện có.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm bạch huyết là nhiễm liên cầu khuẩn cấp tính. Tình trạng này cũng có thể do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.

Viêm bạch huyết có thể xảy ra nếu tình trạng nhiễm trùng da trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này nghĩa là vi khuẩn sẽ sớm xâm nhập vào máu gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết, một tình trạng viêm toàn thân đe dọa tính mạng.

Các tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ viêm hạch bạch huyết bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Suy giảm miễn dịch, hoặc mất chức năng miễn dịch
  • Sử dụng steroid trong thời gian dài
  • Thủy đậu

Vết cắn chó mèo cũng có thể gây ra nhiễm trùng và dẫn đến viêm hạch bạch huyết.

Ngoài ra, viêm bạch huyết cũng có thể xảy ra do các tình trạng khác, như u ác tính (ung thư): ung thư vú, phổi, dạ dày, tuyến tụy, trực tràng và tuyến tiền liệt. Viêm bạch huyết cũng có thể do bệnh Crohn gây ra.

Đâu là triệu chứng viêm hạch bạch huyết?

Nếu bị viêm bạch huyết, bạn có thể nhận thấy các vệt đỏ kéo dài từ vị trí chấn thương đến các khu vực có nhiều tuyến bạch huyết, chẳng hạn như nách hoặc háng.

Các vệt đỏ không rõ nguyên nhân trên bất kỳ khu vực nào trên cơ thể cũng có thể là dấu hiệu của viêm hạch bạch huyết, đặc biệt là ở những người đang có nhiễm trùng da.

Các triệu chứng khác của viêm hạch bạch huyết có thể bao gồm:

  • Một vết thương gần đây không lành
  • Cảm thấy ốm yếu, không khỏe
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Không có năng lượng hoạt động và chán ăn
  • Sưng gần khu vực chấn thương, ở háng hoặc nách

Viêm bạch huyết có thể lan đến máu nếu không được điều trị. Tình trạng này gọi là nhiễm trùng huyết có thể gây sốt rất cao, các triệu chứng giống như cúm và thậm chí là suy nội tạng.

Nếu bạn cảm thấy không khỏe sau chấn thương hoặc bị sốt cao và có các triệu chứng của viêm hạch bạch huyết, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu có thể dễ bị viêm bạch huyết hơn. Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, HIV, ung thư, dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch đều có thể làm tăng nguy cơ viêm bạch huyết.

Chẩn đoán viêm hạch bạch huyết

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thực thể. Họ sẽ chạm vào những khu vực có hạch bạch huyết để xem có sưng hay không.

Bạn cũng có thể cần làm một số xét nghiệm, như sinh thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc nuôi cấy máu để xem nhiễm trùng có lan vào máu hay không.

Những phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết hiệu quả

Khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành điều trị để giữ cho tình trạng không lây lan. Họ có thể đề nghị:

  • Kháng sinh nếu nguyên nhân là do vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh có thể ở dạng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm
  • Phẫu thuật để dẫn lưu bất kỳ áp xe có thể đã hình thành
  • Cắt bỏ một hạch bạch huyết nếu nó gây ra tắc nghẽn

Ngoài ra, bạn có thể giảm đau bằng cách chườm nóng tại nhà, 3 lần mỗi ngày. Chườm nóng sẽ thúc đẩy lưu lượng máu và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Nếu có thể, hãy nâng khu vực tổn thương lên cao. Điều này giúp giảm sưng và làm chậm sự lây lan của nhiễm trùng.

Đối với các cơn đau nhẹ, bạn có thể dùng thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này nếu bạn bị bệnh gan/thận hoặc nếu bạn đã từng bị loét dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa, chẳng hạn như chảy máu trong ruột.

Viêm hạch bạch huyết có nguy hiểm không?

Viêm bạch huyết có thể lây lan nhanh chóng, dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm mô tế bào, nhiễm trùng da
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng
  • Áp xe

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu, nó có thể đe dọa tính mạng. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Cơn đau ngày càng tăng hoặc đỏ tại vị trí nhiễm trùng
  • Vệt đỏ ngày càng lớn
  • Mủ hoặc dịch ở các hạch bạch huyết
  • Sốt trên 38,3°C trong hơn hai ngày

Bạn nên uống thuốc kháng sinh theo quy định để giúp ngăn ngừa biến chứng. Không nên quên liều, đặc biệt là trong vài ngày đầu điều trị.

Phục hồi sau điều trị

Quá trình phục hồi có thể mất vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tốc độ phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và mức độ khỏe mạnh của một người trước khi bị nhiễm trùng.

Những người có hệ miễn dịch yếu, như trẻ nhỏ và người lớn tuổi, có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Để đánh giá liệu điều trị có hiệu quả hay không, bác sĩ có thể phác thảo các vệt đỏ bằng bút đánh dấu hoặc chụp ảnh để xem liệu chúng đã ngưng hay tiếp tục lây lan.

Nếu xuất hiện nhiều vệt đỏ, vết thương dường như trở nên tồi tệ hơn hoặc người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy việc điều trị không hiệu quả.

Một số trường hợp viêm hạch bạch huyết làm tổn thương da, cơ hoặc mô khác. Quá trình phục hồi từ những biến chứng này có thể mất thời gian.

Một người đã phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bạch huyết nhiễm bệnh có thể cần vật lý trị liệu để phục hồi. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường ngay sau khi vết thương lành.

Viêm hạch bạch huyết tái phát có nhiều khả năng xảy ra nếu một người không được điều trị nhiễm trùng ban đầu đúng cách. Ví dụ, những người mắc bệnh nấm chân tiến triển thành viêm hạch bạch huyết có thể tái phát viêm nếu không điều trị hoàn toàn nấm chân.

Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu dễ bị hạch bạch huyết tái phát vì cơ thể ít có khả năng chống lại nhiễm trùng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm máu

(63)
Tìm hiểu về xét nghiệm máuXét nghiệm máu là gì?Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng ... [xem thêm]

Nấm mắt

(66)
Tìm hiểu chungBệnh nấm mắt là gì?Bệnh nấm mắt còn có tên gọi là nhiễm nấm mắt. Nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác ... [xem thêm]

Viêm thanh quản hầu

(97)
Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến mà hầu như lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa cảm cúm hoặc cảm ... [xem thêm]

Ung thư âm đạo

(14)
Tìm hiểu chungUng thư âm đạo là gì?Âm đạo là một ống cơ nối liền giữa tử cung và âm hộ. Ung thư âm đạo là tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong ... [xem thêm]

Chóng mặt lành tính do tư thế

(80)
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hay chóng mặt kịch phát lành tính là một nguyên nhân phổ biến của rối loạn tiền đình ngoại biên. Người bệnh ... [xem thêm]

Viêm não

(72)
Tìm hiểu chungViêm não là bệnh gì?Viêm não là tình trạng viêm (sưng) ở não, thường xảy ra do nhiễm virus. Viêm não là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ... [xem thêm]

Peyronie (dương vật cong)

(11)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS)

(38)
Tìm hiểu chungHội chứng truyền máu song thai (TTTS) là gì?Hội chứng truyền máu song thai (Twin To Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một rối loạn nghiêm trọng xảy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN