Polyp túi mật

(3.62) - 28 đánh giá

Mặc dù chỉ 5% trường hợp bệnh polyp túi mật chuyển thành ung thư, 95% là lành tính nhưng bạn cũng cần biết cách chung sống hòa bình với polyp túi mật. Bởi căn bệnh này vẫn thường xuyên gây đau, đầy trướng, chậm tiêu tương tự như sỏi mật, chưa kể đến các biến chứng nguy hiểm khi polyp tăng kích thước.

Polyp trong túi mật là bệnh gì?

Polyp túi mật là một dạng u nhỏ, mọc nhô ra từ lớp niêm mạc hoặc cơ bên trong của túi mật, dưới dạng đơn độc hoặc thành chùm (đa polyp túi mật).

Phần lớn các trường hợp polyp túi mật là lành tính (không phải ung thư) và hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ có khoảng 6 – 7% người gặp phải triệu chứng polyp túi mật như đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải. Những triệu chứng này là do các mảnh vỡ của cholesterol bị bong ra khỏi bề mặt (niêm mạc) túi mật.

Nguyên nhân gây ra polyp túi mật

Polyp được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau với 3 dạng chính:

1. Polyp cholesterol: Chiếm 60% trên tổng số ca mắc phải. Nguyên nhân bắt nguồn từ một khiếm khuyết trong chuyển hóa cholesterol hoặc dư thừa cholesterol trong túi mật. Polyp cholesterol thường chỉ xuất hiện ở 1/3 túi mật và ít khi trở thành dạng ác tính. Polyp cholesterol thường xuất hiện cùng với tình trạng rối loạn cholesterol máu.

2. Polyp tuyến (u tuyến túi mật): Polyp tuyến chiếm 25% trong số các trường hợp polyp lành tính, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc túi mật. Nhưng nếu polyp tuyến xuất hiện đơn độc ở đáy túi mật thì có nguy cơ cao chuyển thành u ác tính, hay gặp ở người cao tuổi.

3. Polyp viêm: Chiếm 10% các trường hợp bị polyp. Bản chất của polyp viêm là dạng mô xơ sẹo do tình trạng viêm mạn tính trên thành túi mật.

Chẩn đoán polyp túi mật như thế nào?

Phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán polyp túi mật là siêu âm. Ngoài việc phát hiện polyp, siêu âm còn đo được kích thước của những polyp này, từ đó đánh giá được nguy cơ tiềm ẩn ung thư.

Sau đây là 4 tiêu chuẩn vàng trong việc dự đoán nguy cơ polyp ác tính:

1. Kích thước polyp lớn hơn 1cm, đặc biệt những polyp có kích thước trên 1,5 cm thì khả năng tiến triển thành ung thư lên tới 46 – 70%.

2. Hình dáng polyp xù xì, chân lan rộng không nhìn thấy cuống.

3. Polyp tăng nhanh về kích thước và số lượng.

4. Người bệnh thường xuyên bị đau viêm túi mật, đầy trướng, khó tiêu, buồn nôn, đau mạn sườn phải.

Cách sống chung với polyp túi mật

Chưa có thuốc chữa khỏi polyp túi mật và polyp cũng không tự biến mất được. Tuy nhiên, có một số dạng polyp có thể teo nhỏ lại chẳng hạn như polyp viêm, polyp cholesterol nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung có lợi cho gan mật.

Polyp túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bệnh polyp túi mật nên tăng cường rau xanh

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa polyp phát triển cũng như hạn chế tối đa các triệu chứng của polyp. Vậy người bị polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì mới tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh polyp túi mật nên lưu ý một số nguyên tắc ăn uống sau đây:

• Thực phẩm nên ăn: Người bệnh nên chọn “chất béo tốt” có nguồn gốc thực vật như dầu hạt cải, dầu hướng dương… thay vì chất béo động vật để giảm cơn đau túi mật. Bạn nên tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

• Thực phẩm nên kiêng: Da của các loại thịt gia cầm như ngan, gà, vịt cũng như mỡ và nội tạng động vật vì những thực phẩm này chứa nhiều cholesterol có thể làm polyp tăng kích thước và khiến các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.

Bạn nên tập thói quen ăn uống điều độ, không ăn quá no hay bỏ đói cơ thể. Ăn uống vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng đừng quên tập luyện thể dục thường xuyên như đi bộ, chạy xe đạp, chơi quần vợt… đều đặn từ 30 – 45 phút mỗi ngày giúp tăng vận động đường mật, hạn chế sự ứ đọng dịch mật.

Siêu âm polyp túi mật định kỳ

Trường hợp polyp túi mật nhưng chưa cần phẫu thuật thì chỉ cần siêu âm định kỳ để theo dõi tiến triển của polyp.

  • Polyp có kích thước nhỏ hơn 6mm: định kỳ tái khám sức khỏe 6–9 tháng/lần.
  • Polyp có kích thước từ 6–9mm trở lên: đi khám khoảng 3 tháng/lần.

Trong quá trình theo dõi, nếu bạn có dấu hiệu bất thường như đau hạ sườn phải thường xuyên, nôn, sốt… thì nên sớm tái khám.

Người bệnh nên siêu âm định kỳ để theo dõi polyp túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật

Trường hợp polyp túi mật có kích thước lớn hơn 10mm, kích thước của polyp tăng gấp đôi thậm chí gấp ba, chân polyp lan rộng, hình không đều đặn, đa polyp hoặc khiến người bệnh bị đầy trướng, chậm tiêu, viêm túi mật, đau liên tục vùng hạ sườn phải… thì chỉ định cắt túi mật là cần thiết để tránh rủi ro.

Dùng thảo dược lợi gan mật

Mặc dù Tây y chưa có thuốc điều trị làm tan hoàn toàn polyp, song Đông y có 8 vị thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của polyp. Đặc biệt, Sài hồ và Hoàng bá có tác dụng như một “kháng sinh thiên nhiên”, nên hạn chế được polyp viêm và biến chứng viêm túi mật.

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 8 loại thảo dược quý này trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang (*). Đây là sản phẩm hỗ trợ từ Đông y giúp kích thích tăng vận động đường mật và giúp giảm các triệu chứng đau, đầy trướng, khó tiêu đã được nghiên cứu đánh giá về hiệu quả với bệnh gan mật.

Polyp túi mật thường phát triển một cách thầm lặng nên khó phòng ngừa nhưng nếu bạn biết cách điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống thì vẫn có thể kiểm soát được. Hãy duy trì thói quen sống lành mạnh và theo dõi định kỳ, bạn sẽ sống chung với polyp túi mật một cách hòa bình!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm niệu đạo

(91)
Tìm hiểu chungViêm niệu đạo là bệnh gì?Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc hệ miễn dịch suy yếu.Mặc dù ... [xem thêm]

Tăng đường huyết

(82)
Tìm hiểu chungBệnh tăng đường huyết là gì?Bệnh tăng đường huyết là tình trạng gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mắc chứng tiểu ... [xem thêm]

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

(27)
Tìm hiểu chungBệnh viêm da tiết bã là bệnh gì?Viêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh này rất phổ ... [xem thêm]

Viêm tĩnh mạch

(41)
Tìm hiểu về viêm tĩnh mạchViêm tĩnh mạch là gì?Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm trong tĩnh mạch. Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể mang máu từ các cơ ... [xem thêm]

Dị dạng Chiari

(26)
Tìm hiểu chungDị dạng Chiari là bệnh gì?Dị dạng Chiari là một tình trạng mà mô não kéo dài tới ống tủy sống của bạn. Nó xảy ra khi một phần của hộp ... [xem thêm]

Bạch cầu tăng lympho bào cấp tính

(14)
Tìm hiểu chungBệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là gì?Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính là một dạng của bệnh bạch cầu cấp tính (tình trạng ... [xem thêm]

Lao ruột

(51)
Tìm hiểu chungLao ruột là bệnh gì?Lao là một bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thể gây ra nhiều triệu ... [xem thêm]

Hội chứng Kartagener

(66)
Tìm hiểu chungHội chứng Kartagener là gì?Hội chứng Kartagener là một bệnh di truyền hiếm gặp gây ra do một đột biến có thể xảy ra trên nhiều gen khác nhau. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN