U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Các yếu tố nguy cơ

(4.06) - 61 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Yếu tố nguy cơ là bất kì yếu tố nào làm tăng khả năng phát triển khối u trên mỗi cá thể. Mặc dù các yếu tố nguy cơ này thường ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u, nhưng hầu hết không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Một số người có vài yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ phát triển thành khối u, trong khi những người khác không thấy yếu tố nguy cơ nào thì lại mắc bệnh. Biết được những yếu tố nguy cơ của bản thân và nói cho bác sĩ biết có thể giúp bạn có nhiều lựa chọn về lối sống và chăm sóc y tế hơn.

Phần lớn GIST phát triển một các ngẫu nhiên không biết được nguyên nhân. Ngoài các hội chứng di truyền sẽ được đề cập dưới đây thì hiếm khi các bác sĩ có thể tìm ra một yếu tố nguy cơ cụ thể cho bệnh nhân mắc GIST. Tuy nhiên, những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển GIST:

  • Tuổi: Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán GIST ở độ tuổi lớn hơn 50. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào, nhưng hiếm thấy ở độ tuổi nhỏ hơn 40.
  • Giới: GIST thường gặp nhiều ở nam hơn nữ.
  • Tiền sử gia đình: GIST hiếm khi di truyền và khi có 1 thành viên trong gia đình mắc GIST thường không tăng nguy cơ mắc GIST của các thành viên còn lại. Tuy nhiên các hội chứng di truyền như u sợi thần kinh typ 1 (NF1) và hội chứng Carney-Stratakis dyad có thể làm tăng nguy cơ mắc GIST. Hội chứng Carney triad không di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc GIST.

Vì các yếu tố nguy cơ không thể phòng ngừa và không di truyền nên không có cách nào hữu hiệu để phòng GIST.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/gastrointestinal-stromal-tumor-gist

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U biểu mô đường tiêu hóa (GIST) – Các thử nghiệm lâm sàng

(27)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Phát ban khi điều trị ung thư

(100)
Tổng quan chung Phát ban da là một tác dụng phụ thường thấy của một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, ... [xem thêm]

Giãn ống dẫn sữa

(36)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: BS. Ngô Minh Phúc – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Giãn ống dẫn sữa là gì? Giãn ống dẫn sữa là bệnh lý tuyến vú lành ... [xem thêm]

Ung thư vú ở phụ nữ trẻ

(42)
Giới thiệu Tài liệu này dành cho những phụ nữ trẻ bị ung thư vú. Tài liệu này được xuất bản bởi tổ chức Breast Cancer Now trong đó chứa đựng thông tin ... [xem thêm]

Lựa chọn của nam giới trước khi điều trị ung thư

(36)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Bs. Lã Thanh Nga, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết này cung cấp ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(51)
Bài viết này giới thiệu về các loại phương pháp khác nhau được bác sĩ sử dụng để điều trị cho trẻ mắc u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu ... [xem thêm]

Cuộc sống sau khi điều trị ung thư ở người trẻ trưởng thành

(48)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Các mối quan hệ và đời sống tình dục

(94)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung cấp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN