Cuộc sống sau khi điều trị ung thư ở người trẻ trưởng thành

(3.76) - 48 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Xem loạt video “Tiến về phía trước” dành cho các bạn trẻ , được thực hiện dựa theo bài viết này.

Điều trị ung thư đã là một phần quan trọng ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời bạn. Khi việc điều trị hoàn thành thì các thói quen, cảm xúc và những việc ưu tiên một lần nữa lại thay đổi để thích ứng với cuộc sống sau khi điều trị.

Bạn có thể cảm thấy mình không còn như trước khi điều trị ung thư nữa. Tất cả các trải nghiệm quan trọng như ung thư đều có thể khiến bạn có cái nhìn khác hơn về cuộc sống. Bạn có thể thấy mục tiêu và sự ưu tiên của bản thân đã thay đổi. Bạn không còn là bệnh nhân ung thư nữa nhưng là người đã vượt qua căn bệnh này. Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhõm và phấn khích cũng như những cung bậc cảm xúc khác nhau khi điều trị thành công.

Những thay đổi ngắn hạn

Bạn có thể cảm thấy:

  • Bồn chồn về việc quay lại lớp học hay nơi làm việc sau khi nghỉ một thời gian.
  • Ngại ngùng về bề ngoài của mình, có thể là những vết sẹo do điều trị hay tóc chưa mọc trở lại.
  • Buồn chán vì bạn không thể làm những thứ mình đã từng làm trước đây do những thay đổi trong cơ thể hay cơ thể bạn vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
  • Buồn và cô đơn. Có thể bạn sẽ nhớ những người bạn gặp trong bệnh viện, bác sĩ, cô chú điều dưỡng và những nhóm hỗ trợ bạn đã tham gia.
  • Tội lỗi vì bệnh tình của bạn tiến triển tốt trong khi những bạn bị ung thư khác thì không.
  • Mất phương hướng về tương lai sắp tới của bản thân.

Thay đổi trong cuộc sống hàng ngày

Bạn sẽ ít tốn thời gian đến gặp bác sĩ hơn. Bạn cũng sẽ quay trở lại trường học hoặc nơi làm việc và có nhiều thời gian rảnh cho các sở thích của bản than hơn. Một điều quan trọng là chỉ nên đi học lại khi bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tâm lý vì có những chuyện sẽ không còn như trước nữa. Chẳng hạn như việc bạn thấy bản thân không tràn trề năng lượng hay không hứng thú tham gia các hoạt động nhiều như trước nữa, hoặc có thể bạn sẽ có một vài người bạn mới và sở thích khác. Tìm hiểu thêm về Ung thư và các mối quan hệ bạn bè.

Hơn nữa bạn có thể lo lắng về vấn đề tài chính sau khi điều trị. Nhiều người gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí điều trị ngay cả khi họ có bảo hiểm y tế. Bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ tình nguyện viên, chuyên gia tư vấn tài chính ở các bệnh viện hoặc trung tâm ung thư. Có nhiều tổ chức và nguồn lực có thể hỗ trợ bạn chi trả hóa đơn sau khi hoàn tất điều trị.

Đối phó với những thay đổi sau điều trị

Sau đây là một vài cách các bạn trẻ vượt qua căn bệnh ung thư đã áp dụng để đối phó với các thay đổi sau điều trị:

  • Chia sẻ cảm xúc, có thể với bạn bè thân thiết hay thành viên trong gia đình, các y bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia tư vấn.
  • Viết nhật ký
  • Giữ liên lạc với những người bạn gặp trong quá trình điều trị và bạn cũng có thêm nhiều bạn mới sau khi điều trị.
  • Tham gia trực tiếp hay online các nhóm hỗ trợ, bạn có thể tìm thấy một người vượt qua bệnh ung thư cũng ở độ tuổi của bạn.
  • Giúp đỡ và chia sẻ những gì bạn đã học được với các bạn trẻ bị ung thư khác.
  • Làm những thứ bạn yêu thích và khám phá một hoạt động mới hay học một kỹ năng mới.

Chăm sóc sức khỏe lâu dài

Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm và được nghỉ ngơi sau khi điều trị kết thúc, tuy nhiên quản lý sức khỏe bản thân vẫn còn rất quan trọng. Sau đây là một vài lưu ý cho các bạn vượt qua bệnh ung thư:

  • Tái khám: Bạn cần tái khám thường xuyên với bác sĩ ung thư ít nhất là trong vài năm sau khi điều trị, việc này bao gồm kiểm tra tổng quát để đảm bảo rằng ung thư không tái phát và cơ thể bạn hồi phục sau điều trị.
  • Theo dõi tác dụng phụ muộn: Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn theo dõi các tác dụng muộn của việc điều trị, đây là những tác dụng phụ xảy ra sau khi điều trị nhiều tháng hay nhiều năm.
  • Thay đổi bác sĩ: bạn có thể thay đổi bác sĩ điều trị khi quá trình điều trị ung thư kết thúc. Có bác sĩ theo dõi các tác dụng phụ muộn là rất quan trọng, bạn có thể đến tái khám và theo dõi tại các bệnh viện hay trung tâm ung bướu ở địa phương. Một số bệnh viện có các chương trình chăm sóc lâu dài cho những người vượt qua bệnh ung thư.
  • Lưu giữ hồ sơ bệnh án: Việc lưu giữ bản sao bệnh án điều trị là cần thiết. Hiệp hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ cung cấp kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vượt qua ung thư để bạn theo dõi việc điều trị và lên kế hoạch sau khi điều trị. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về việc giữ các bản sao của hồ sơ bệnh án.
  • Duy trì bảo hiểm y tế: Điều quan trọng là bạn cần duy trì bảo hiểm y tế sau khi điều trị kết thúc. Nếu bạn không thể đăng kí bảo hiểm gia đình, trường học hay nghề nghiệp, bạn có thể kiểm tra thông tin bang hoặc chương trình trao đổi bảo hiểm liên bang Hoa Kỳ.

Những nguồn thông tin liên quan

Từ trẻ vị thành niên đến người vượt qua bệnh ung thư: Sống với hậu quả của ung thư nhiều năm sau

Điều gì đến sau khi điều trị ung thư: Hỏi đáp với chuyên gia

Quản lý tác dụng phụ muộn của ung thư trẻ em

Tài liêu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/young-adults-and-teenagers/life-after-cancer-treatment-young-adults

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Đình Thắng - Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh Paget vú

(37)
Biên dịch: Hoàng Thu hà Hiệu đính: Vũ Thị Minh Hương Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về bệnh Paget vú (còn được gọi là bệnh ... [xem thêm]

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(19)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(50)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Nghiên cứu mới nhất

(60)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về những nghiên cứu khoa học đang được ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Các mối quan hệ

(41)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Hẹn hò và kết hôn Giai đoạn từ thiếu niên đến thanh niên là một khoảng ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng viêm

(39)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS.CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và ... [xem thêm]

Da đổi màu ở người bệnh ung thư

(18)
Tổng quan chung Thay đổi màu sắc da thường do một nguyên nhân bên trong cơ thể. Ví dụ, một người có thể bị vàng da do các vấn đề về gan, da hơi xanh do khó ... [xem thêm]

Đối phó với ung thư tái phát

(38)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Một tái phát xảy ra khi ung thư quay trở lại sau điều trị. Điều này có thể xảy ra vài tuần, vài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN