Ung thư và khả năng sinh sản: Các mối quan hệ và đời sống tình dục

(3.7) - 94 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Tấn Long

Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Bài viết có cung cấp một số thông tin ở Úc

Chẩn đoán ung thư, các tác dụng không mong muốn của điều trị và khả năng vô sinh có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn đối với các mối quan hệ và đời sống tình dục.

Dù có hay không có bạn tình, bạn nên tìm hiểu về khả năng thụ thai khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Từ đó, bạn có thể nhận ra điều mình mong muốn hoặc đặt vấn đề với bạn tình về cuộc sống tương lai sau này.

Ảnh hưởng đối với bạn tình

Ung thư, vô sinh và những thay đổi đối với đời sống tình dục có thể gây áp lực cho mối quan hệ đối với bạn tình.

Bạn tình của bạn cũng sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau, có thể cảm thấy bất lực, thất vọng, lo sợ, tức giận, và buồn bã. Mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào quãng thời gian mà hai người đã cùng trải qua, sức mạnh tình cảm của mối quan hệ trước ung thư và/hoặc vô sinh, và cách ứng xử của chính bản thân bạn.

Mỗi người tiếp cận vô sinh theo cách khác nhau. Một số bạn tình rất thông cảm trong khi số khác thì né tránh khi nhắc đến vấn đề này.

Khả năng sinh sản có thể trở thành nguyên nhân của những căng thẳng giữa hai người. Nếu bạn tình của bạn miễn cưỡng tham gia bàn luận về vấn đề sinh sản, bạn có thể cảm thấy như bạn đang phải đơn độc đối mặt với vấn đề này hoặc đưa ra tất cả mọi quyết định một mình. Ngoài ra, sẽ là thách thức nếu hai người không đồng quan điểm về những điều cần làm cũng như có những mong muốn khác nhau. Tìm đến các nhà tư vấn để có được sự giúp đỡ khi đối mặt những vấn đề trên.

Đời sống tình dục

Tình dục là một nhu cầu sinh lí cơ bản của cả phụ nữ lẫn nam giới. Mang thai có thể là một phần của tình dục, và điều này có thể thay đổi cách nghĩ của bạn về chính bản thân mình. Bạn có thể cảm thấy quan hệ tình dục liên quan đến áp lực của việc thụ tinh và có thể giảm ham muốn tình dục.

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây nên bất thường về sinh lí, như đau khi quan hệ và rối loạn cương dương. Những vấn đề này có thể gây khó dễ cho người bạn tình nếu bạn có một trong các vấn đề trên.

Vấn đề thụ tinh khiến cho một số người có suy nghĩ tiêu cực về cơ thể họ hoặc cảm thấy cơ thể đang làm họ “thất vọng”. Cần thời gian để chấp nhận những thay đổi bất kì về tâm sinh lí. Những điều sau đây có thể có ích đối với bạn:

  • Chăm sóc chu đáo cơ thể của bạn bằng tập thể dục, ăn uống hợp lí và ngủ điều độ
  • Dành thời gian để hẹn hò riêng tư cùng bạn tình
  • Suy nghĩ về những điều giúp kích thích ham muốn tình dục đối với bạn và thử thực hiện nếu vẫn còn mang lại hiệu quả
  • Thử thực hiện một số cách như thủ dâm, quan hệ bằng miệng, xoa bóp kích thích, dùng dầu bôi trơn và thiết bị hỗ trợ tình dục (như thiết bị rung hoặc đồ chơi tình dục)
  • Thử tập trung vào thả lỏng cơ thể và tận hưởng thay vì chỉ muốn đạt được mục đích
  • Bày tỏ rõ ràng những cảm giác và mong muốn của bạn với bạn tình (ví dụ như nói cho bạn tình biết lúc này bạn chỉ muốn được ôm…)

Các nhà tư vấn có thể giúp bạn trong trường hợp này. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc gọi Hội đồng Ung thư 13 11 20 để được giới thiệu đến các nhà tư vấn gần bạn.

Bắt đầu một mối quan hệ mới

Nhiều người đối mặt với chẩn đoán ung thư mà không có sự hỗ trợ nào từ người bạn tình. Nếu bạn muốn bắt đầu một mối quan hệ mới, bạn có thể nhận thấy việc giải thích vấn đề về khả năng sinh sản cho người bạn tình tương lai là rất khó khăn. Bạn có thể lo lắng rằng người bạn tình sẽ mất hứng thú khi biết rằng bạn bị ung thư, hoặc bạn không thể có con hay từ chối có con.

Trao đổi thẳng thắn khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Bạn có thể trao đổi về những tình huống có thể xảy ra với bạn bè, các thành viên trong gia đình hoặc chuyên gia sức khoẻ để chuẩn bị những điều cần nói và dự đoán các câu trả lời cũng như câu hỏi từ bạn tình.

Nếu bạn còn trẻ

Trong và sau khi điều trị ung thư, người trẻ muốn tiếp tục cuộc sống giống như những người bình thường. Trong đó có thể bao gồm cả mong muốn có bạn trai hoặc bạn gái. Bạn có thể cảm thấy bối rối về những điều bạn có thể chia sẻ về chẩn đoán ung thư và tác động đối với khả năng sinh sản.

Tổ chức CanTeen giúp đưa ra những lời tư vấn cho người trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 24 bị ảnh hưởng bởi ung thư. Bạn có thể sẽ được tư vấn trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, email hoặc tin nhắn. Ngoài ra còn có các diễn đàn online cho bạn tham gia. Gọi đến 1800 835 932 hoặc ghé thăm website canteen.org.au.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancervic.org.au/living-with-cancer/common-side-effects/fertility/relationships-and-sexuality.html

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hoạt động thể chất ở bệnh nhân ung thư

(73)
Trước đây, khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính (những bệnh mà bệnh nhân phải chung sống trong thời gian dài ví dụ như ung thư hay tiểu đường), họ thường ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Đối mặt với điều trị

(75)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Ứng phó với những bất ổn về tinh thần khi bị ung thư

(63)
Tổng quan chung Người bệnh ung thư và gia đình rất coi trọng lời khuyên cũng như vai trò chăm sóc của các nhân viên y tế trong quá trình điều trị ung thư, nhưng ... [xem thêm]

Hội chứng phóng thích Cytokine sau liệu pháp miễn dịch

(33)
Hội chứng phóng thích Cytokine là gì? Hội chứng phóng thích Cytokine (CRS) là một tập hợp các triệu chứng là tác dụng phụ của một số loại liệu pháp miễn ... [xem thêm]

Đau Vú

(52)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Giới thiệu Đau vú là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ ở ... [xem thêm]

Bảo vệ khả năng sinh sản của trẻ nam mắc ung thư

(14)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp ... [xem thêm]

Khuyến cáo về dinh dưỡng trong và sau quá trình điều trị ung thư

(42)
Khuyến cáo về dinh dưỡng trong và sau quá trình điều trị ung thư Bệnh nhân ung thư cần duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và ăn những thực phẩm bổ ... [xem thêm]

Cuộc sống sau khi điều trị ung thư ở người trẻ trưởng thành

(48)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN