Tìm hiểu chung
Phù phổi là bệnh gì?
Phù phổi là một tình trạng phổi chứa đầy dịch. Dịch này đi vào nhiều túi khí trong phổi gây ra khó thở. Phù phổi còn được gọi là tắc nghẽn phổi. Cơ thể bạn sẽ phải đấu tranh để có được oxy. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi bác sĩ loại bỏ dịch trong phổi.
Trong hầu hết các trường hợp, các vấn đề về tim gây ra phù phổi. Tuy nhiên, dịch được tạo ra có thể vì những lý do khác như viêm phổi, tiếp xúc với độc tố, thuốc men, chấn thương đến thành ngực hoặc vận động ở cường độ cao.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Bệnh nhân cần nhanh chóng được đưa đi cấp cứu nếu bị phù phổi cấp tính. Phù phổi đôi khi có thể gây ra tử vong nhưng có thể hồi phục phổi nếu được điều trị nhanh chóng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phù phổi
Tùy thuộc vào nguyên nhân, các dấu hiệu và triệu chứng phù phổi có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian.
Các dấu hiệu và triệu chứng của phù phổi cấp tính như khó thở trầm trọng khi vận động hoặc khi nằm xuống, thở khò khè, thở dốc, lo âu, bồn chồn, cảm giác sợ hãi, ho có đờm và máu, môi tái nhợt, tim đập nhanh bất thường.
Các dấu hiệu và triệu chứng của phù phổi dài hạn (mãn tính) như hơi thở ngắn hơn bình thường khi vận động, khó thở khi gắng sức hoặc nằm, thở khò khè, ho hoặc khó thở vào ban đêm, tăng cân nhanh, sưng ở chi, mệt mỏi.
Nếu phù phổi không được điều trị, nó có thể làm tăng áp lực lên động mạch phổi, sau đó sẽ làm cho tâm thất phải của tim bị suy yếu. Trong một số trường hợp, phù phổi có thể gây tử vong.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mọi người hoạt động khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh phù phổi?
Phổi chứa nhiều túi khí nhỏ, đàn hồi được gọi là phế nang. Với mỗi lần thở, các túi khí sẽ lấy oxy và giải phóng CO2. Trong một số trường hợp, phế nang bị lấp đầy dịch thay vì không khí và ngăn cho máu không hấp thụ oxy, do đó gây ra phù phổi.
Áp lực lên tim cũng là nguyên nhân thường gây ra phù phổi. Tình trạng này xảy ra khi tâm thất trái của tim làm việc quá mức và không thể bơm đủ lượng máu mà nó nhận từ phổi (suy tim sung huyết). Điều này gây nên áp lức tăng lên bên trong tâm nhĩ trái và tĩnh mạch, mao mạch của phổi dẫn đến dịch được đẩy từ thành ống mao dẫn vào trong túi khí.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù phổi?
Những người có vấn đề về tim hoặc suy tim có nhiều nguy cơ bị phù phổi nhất. Bên cạnh đó, những người từng bị bệnh về phổi như bệnh lao, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc có các rối loạn mạch máu, rối loạn máu cũng có nguy cơ bị phù phổi.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phù phổi?
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và dùng ống nghe để xem xét các vấn đề tăng nhịp tim, thở nhanh, âm thanh trong phổi. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ họng của bạn để xem có tích tụ dịch hay không. Bên cạnh đó, các dấu hiệu bên ngoài như sưng ở chân/bụng hoặc da xanh xao cũng giúp bác sĩ đánh giá bệnh phù phổi của bạn.
Một số các xét nghiệm được sử dụng trong việc chuẩn đoán phù phổi như xét nghiệm số lượng máu trong cơ thể, siêu âm, kiểm tra sự bất thường của tim. Bạn cũng có thể được chụp X-quang phổi để xem phổi có tích tụ dịch không.
Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phù phổi?
Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giảm áp lực dịch đi vào tim và phổi của bạn. Thuốc lợi tiểu cũng có thể giúp giảm áp lực này.
Thuốc tim sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao, giảm áp lực trong các động mạch và tĩnh mạch.
Bác sĩ có thể dùng ống thông chuyên dụng để loại bỏ chất lỏng trong phổi của bạn.
Trong một số trường hợp, phù phổi có thể cần điều trị để hỗ trợ thở. Máy cung cấp oxy dưới áp suất để giúp có thêm không khí vào phổi. Ngoài ra, bác sĩ có thể cần phải chèn một ống nội khí quản hoặc ống thở xuống cổ họng của bạn và sử dụng thông khí cơ học.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh phù phổi?
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh phù phổi bằng những biện pháp sau:
- Phòng ngừa bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây phù phổi, bạn hãy chú ý đến các vấn đề về tim mạch.
- Kiểm soát huyết áp. Huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim mạch và suy thận. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể hạ huyết áp bằng cách tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn giàu trái cây tươi, rau và các sản phẩm sữa ít chất béo, hạn chế muối và rượu.
- Theo dõi lượng cholesterol trong máu. Cholesterol là một trong nhiều loại chất béo cần thiết cho sức khỏe, nhưng quá nhiều cholesterol có thể gây ra các biến chứng khác. Nồng độ cholesterol cao hơn mức bình thường có thể gây ra các chất béo tích tụ trong các động mạch, cản trở lưu lượng máu và tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Bạn có thể thay đổi lối sống như hạn chế chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều chất xơ, cá và rau quả tươi, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và uống rượu trong chừng mực.
- Đừng hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc và không thể bỏ thuốc lá, hãy tham khảo với bác sĩ về các biện pháp để giúp bạn bỏ thói quen hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn cũng nên tránh hít khói thuốc thụ động.
- Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Bạn nên ăn một chế độ có ít muối, đường, chất béo bão hòa. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây.
- Quản lý căng thẳng. Để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim, bạn hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()