Bệnh bạch cầu

(4.2) - 19 đánh giá

Bệnh bạch cầu bắt nguồn từ những thay đổi bất thường trong quá trình thành tế bào bạch cầu trong tủy xương. Tốc độ tiến triển của bệnh và các các tế bào bạch cầu bất thường thay thế dần tế bào bình thường sẽ khác nhau, tùy từng loại. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh bạch cầu, hay còn gọi là bệnh máu trắng, là bệnh ung thư các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Căn bệnh này có nhiều dạng. Một số dạng phổ biến hơn ở trẻ em, các dạng khác xảy ra chủ yếu ở người lớn.

Thông thường, các tế bào bạch cầu có chức năng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh này, tủy xương tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường, khiến chúng không hoạt động đúng chức năng.

Bạn có thể xem thêm: Những điều bạn nên biết về ung thư máu

Các dạng bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)

Bệnh bạch cầu gồm 4 nhóm chính, được chia thành cấp tính, mạn tính, dòng tủy và dòng lympho.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt là ở nam giới. Bệnh tiến triển nhanh và các triệu chứng gồm sốt, khó thở, đau khớp. Ngoài ra, các yếu tố môi trường (nhiễm bức xạ, hóa chất…) có thể kích hoạt bệnh.

Phương pháp chính điều trị dạng bệnh này là hóa trị. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị ghép tủy xương.

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Tương tự như dòng tủy cấp tính, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở người lớn. Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ung thư của Hoa Kỳ, tỷ lệ sống 5 năm ở những người bệnh này là 65,1%.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh có đột biến gene đáp ứng với liệu pháp điều trị ung thư nhắm mục tiêu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 90%.

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính

Đây là bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt ở những người trên 65 tuổi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn, trên 85%.

Các nhóm nhỏ của bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính gồm:

  • Bệnh bạch cầu dòng lympho tế bào B cấp tính
  • Bệnh bạch cầu dòng lympho tế bào T cấp tính
  • Bệnh lymphoma Burkitt
  • Bệnh bạch cầu chưa phân hóa cấp tính

Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính

Loại này phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi, nhưng người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở nam giới và hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em. Người bệnh có 85% sống sót sau 5 năm được chẩn đoán.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng chung của căn bệnh này bao gồm:

  • Sự đông máu kém. Trong bệnh lý này, các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành lấn át tiểu cầu có vai trò quan trọng giúp đông máu. Điều này có thể khiến người bệnh dễ bị bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng và chậm lành. Bạn cũng có thể có những đốm nhỏ màu đỏ đến tím trên cơ thể, đó là xuất huyết nhỏ.
  • Nhiễm trùng thường xuyên. Các tế bào bạch cầu có vai trò rất quan trọng để chống lại nhiễm trùng. Nếu chúng bị ức chế hoặc không hoạt động đúng, bạn có thể dễ bị nhiễm trùng thường xuyên. Lúc này, hệ miễn dịch có thể tấn công các tế bào cơ thể khỏe mạnh khác.
  • Thiếu máu. Số lượng bạch cầu bất thường phát triển quá nhanh sẽ khiến chúng ăn dần tế bào hồng cầu. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể bị thiếu máu. Các triệu chứng điển hình của thiếu máu như thở khó khăn hoặc nặng nhọc và da nhợt nhạt.
  • Các triệu chứng khác. Bạn có thể ảm thấy buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, các triệu chứng giống cúm, sụt cân, đau xương và mệt mỏi. Nếu gan hoặc lá lách phì đại, bạn có thể cảm thấy no và sẽ ăn ít hơn, dẫn đến giảm cân. Giảm cân cũng có thể xảy ra ngay cả khi gan hoặc lách không phì đại. Tình trạng nhức đầu có thể chỉ ra rằng các tế bào ung thư đã xâm chiếm hệ thống thần kinh trung ương (CNS).

Tuy nhiên, các triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, bạn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết để xác nhận chẩn đoán bệnh bạch cầu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và không rõ nguyên nhân. Bạn cần làm kiểm tra số lượng tế bào máu.
  • Bạn bị chảy máu không rõ nguyên nhân, sốt cao hoặc co giật. Đây có thể là triệu chứng bệnh bạch cầu cấp tính, cần được điều trị ngay.
  • Bệnh đang thuyên giảm và bạn nhận thấy các dấu hiệu tái phát, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc dễ chảy máu.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là gì?

Bệnh bạch cầu xảy ra khi ADN của các tế bào máu chưa trưởng thành, chủ yếu là các tế bào bạch cầu, bị hư hại theo một cách nào đó. Điều này làm cho các tế bào máu phát triển và phân chia liên tục, khiến cho số lượng bạch cầu bất thường trong máu rất nhiều.

Các tế bào máu khỏe mạnh sẽ chết sau một thời gian và các tế bào mới được sản xuất trong tủy xương sẽ thay thế vào. Tuy nhiên, tế bào máu bất thường có thời gian sống dài hơn, do đó chúng sẽ tập trung trong máu ngày càng nhiều và lấn át, ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh hoạt động.

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh này gồm:

  • Bức xạ ion hóa nhân tạo
  • Nhiễm virus, chẳng hạn như virus T-lymphotropic ở người (HTLV-1) và HIV
  • Tiếp xúc benzen và một số hóa dầu
  • Đã từng điều trị một bệnh ung thư khác
  • Tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc
  • Hút thuốc
  • Di truyền. Một số người dường như có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn do lỗi ở một hoặc một số gene được di truyền.
  • Hội chứng Down. Những trẻ mắc hội chứng Down dường như có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, có thể là do những thay đổi nhiễm sắc thể nhất định.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)?

Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh thông qua xét nghiệm máu thông thường, trước khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh bạch cầu, họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau:

  • Khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu thực thể, chẳng hạn như da nhợt nhạt do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết và phì đại gan hoặc lá lách.
  • Xét nghiệm máu. Sau khi kiểm tra mẫu máu của bạn, bác sĩ có thể xác định xem mức độ bất thường của hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Từ đó, họ có thể xác nhận chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm tủy xương. Bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật để lấy một mẫu tủy xương từ xương hông bằng kim dài và mỏng. Mẫu tủy xương sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tìm kiếm các tế bào ung thư bạch cầu. Các xét nghiệm chuyên biệt về các tế bào ung thư bạch cầu của bạn có thể giúp bác sĩ xác định các lựa chọn điều trị phù hợp cho bạn.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)?

Việc điều trị căn bệnh này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ xác định các lựa chọn điều trị bệnh dựa trên tuổi tác, sức khỏe tổng thể, loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải và liệu bệnh có lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương không.

Các phương pháp điều trị phổ biến cho căn bệnh này bao gồm:

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị chính cho bệnh bạch cầu. Bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào bạch cầu. Tùy thuộc vào loại bệnh mắc phải, bạn có thể nhận được một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp nhiều thuốc hóa trị. Những loại thuốc này có thể ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm truyền hoặc tiêm tĩnh mạch.

Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học gồm các phương pháp điều trị giúp hệ thống miễn dịch của bạn nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng các loại thuốc tấn công các khu vực dễ tổn thương trong tế bào ung thư. Ví dụ như thuốc imatinib ngăn chặn hoạt động của một loại protein trong các tế bào ung thư bạch cầu của những người mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính, từ đó bác sĩ có thể kiểm soát bệnh.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X hoặc các chùm năng lượng cao khác để làm tổn thương các tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bạn có thể nhận được bức xạ trong một khu vực cụ thể của cơ thể hoặc trên toàn bộ cơ thể. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng trước khi bạn làm cấy ghép tế bào gốc.

Ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc là một thủ thuật để thay thế tủy xương bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, bạn sẽ cần làm hóa trị hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bị bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ truyền tế bào gốc tạo máu vào cơ thể để giúp xây dựng lại tủy xương.

Bạn có thể nhận được tế bào gốc từ người hiến hoặc của chính mình. Ghép tế bào gốc rất giống với ghép tủy xương.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn tuyến giáp

(35)
Ở cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

Gãy sống mũi

(98)
Tìm hiểu về gãy sống mũiGãy sống mũi là gì?Gãy sống mũi là tình trạng gãy xương mũi. Trong hầu hết trường hợp, tình trạng gãy xương mũi cũng làm tổn ... [xem thêm]

Giang mai bẩm sinh

(18)
Giang mai bẩm sinh hay còn gọi là tình trạng giang mai ở trẻ sơ sinh, giang mai sơ sinh. Đây là loại bệnh do mẹ truyền sang con, tuy nhiên nếu phát hiện sớm ở mẹ ... [xem thêm]

Sán máng

(49)
Tìm hiểu về bệnh sán mángBệnh sán máng là gì?Bệnh sán máng (sốt ốc), là bệnh do ký sinh trùng sống trong nước ngọt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt ... [xem thêm]

Liệt dây thần kinh số 6

(80)
Tìm hiểu chungLiệt dây thần kinh số 6 là gì?Liệt dây thần kinh số 6 là một rối loạn có ảnh hưởng đến vận động của mắt. Bệnh gây ra bởi tổn thương ... [xem thêm]

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

(20)
Tìm hiểu chungXét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được sử dụng để phát hiện một loạt các rối loạn chẳng ... [xem thêm]

Giãn dây chằng cổ tay

(51)
Bạn cảm thấy đau nhức ở cổ tay sau khi trượt ngã? Cổ tay bạn có dấu hiệu sưng tấy, bầm tím và lỏng lẻo? Bạn rất có thể đang bị giãn dây chằng cổ ... [xem thêm]

Lupus ban đỏ

(56)
Lupus ban đỏ hay lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch sẽ tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Đây là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN