Triệu chứng đường tiểu dưới

(3.69) - 36 đánh giá

Triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Những triệu chứng này gồm dòng tiểu yếu và tiểu về đêm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến triệu chứng đường tiểu dưới và việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân. Một số bệnh nhân thậm chí còn lựa chọn việc không điều trị nếu các triệu chứng của họ không quá khó chịu và nguyên nhân không quá nghiêm trọng.

Triệu chứng đường tiểu dưới

Hệ thống bài xuất nước tiểu có thể được chia thành: đường tiểu trên (thận và niệu quản) và đường tiểu dưới (bàng quang và niệu đạo). Các triệu chứng đường tiểu dưới là một vấn đề rất thường gặp, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trên 65. Các triệu chứng này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các triệu chứng đường tiểu dưới thường được chia thành nhóm triệu chứng về chứa đựng (kích thích) và nhóm triệu chứng về tống xuất (tắc nghẽn).

  • Triệu chứng tống xuất bao gồm: dòng tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu khó.
  • Triệu chứng kích thích bao gồm: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, són tiểu và tiểu đêm.

Các triệu chứng khác gồm cảm thấy buồn tiểu khi vừa đi tiểu xong hay có thể tiểu lắt nhắt sau khi đi vệ sinh.

Những nguyên nhân của triệu chứng đường tiểu dưới

Có nhiều nguyên nhân của LUTS. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm xung quanh cổ bàng quang. Khi tuyến tiền liệt lớn hơn bình thường, nó có thể gây ra các triệu chứng tống xuất. (Xem một chuyên đề riêng biệt “Phì đại tuyến tiền liệt” để biết thêm chi tiết.)
  • Bàng quang tăng hoạt. Khi người nam hay nữ lớn tuổi, thường lưu tâm vấn đề về kiểm soát bàng quang. Bàng quang có thể giảm khả năng chứa đựng nước tiểu. Điều này dẫn đến việc cần phải đi tiểu thường xuyên hơn và thậm chí có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu nhiều lần (són tiểu).(Xem một chuyên đề riêng biệt “Bàng quang tăng hoạt” để biết thêm chi tiết.)
  • Vấn đề cân bằng nước. Khi tuổi bạn càng lớn, cơ thể khó có thể tiết chế lượng nước tiểu bài xuất vào ban đêm, dẫn đến việc bạn cần phải đi tiểu đêm nhiều lần. Vì vậy, ở người từ 65 tuổi trở lên, đi tiểu ít nhất một lần trong đêm là bình thường.

Những nguyên nhân khác gây nên các triệu chứng đường tiểu dưới bao gồm: đái tháo đường, nhiễm trùng niệu, sỏi bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và các yếu tố thần kinh (ví dụ, bệnh xơ cứng rải rác ).

Những xét nghiệm thường được thực hiện

Các xét nghiệm sẽ thay đổi tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.

Bác sĩ có thể kiểm tra xem tuyến tiền liệt của bạn lớn cỡ nào, bằng cách thăm khám hậu môn trực tràng của bạn để cảm nhận mặt sau của tuyến tiền liệt. Ngoài ra có thể đánh giá kích thước của bàng quang nhờ khám bụng.

Các xét nghiệm thông thường nhất được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu dùng để loại trừ nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu.
  • Xét nghiệm đường huyết để loại trừ bệnh tiểu đường.

Các xét nghiệm máu khác cũng có thể được thực hiện – ví dụ như xét nghiệm kiểm tra chức năng thận hoặc làm xét nghiệm PSA máu. Tùy trường hợp mà ta có thể làm thêm các xét nghiệm khác.

Bệnh nhân có thể được yêu cầu điền vào một nhật ký đi tiểu mà trên đó bệnh nhân phải ghi lại những lần đi tiểu cũng như lượng nước tiểu đã bài xuất ra trong mỗi lần.

Tự điều trị

Sau đây là những phương pháp mà bạn có thể tự thực hiện để làm giảm triệu chứng của mình:

  • Giảm lượng nước uống. Không có chính xác về lượng nước cần uống, nhưng giả sử bạn uống quá nhiều nước thì cần giảm lượng nước uống để có thể cải thiện các triệu chứng.
  • Giảm uống nước vào buổi tối. Nên hạn chế uống sau 4 giờ chiều nếu có các triệu chứng xảy ra vào ban đêm.
  • Cố gắng kềm nén việc tiểu nhiều lần và tiểu gấp tối đa có thể và giảm số lượng nước uống trước đó. Ví dụ, khi đi ra ngoài, không uống nhiều trước đó 2-3 giờ. Tuy nhiên, phải đảm bảo uống ít nhất 1,5 lít mỗi ngày.
  • Thay đổi những thức uống đang dùng. Rượu bia, nước có ga hay chứa caffeine đều có thể làm cho các triệu chứng đường tiểu dưới trở nên nặng hơn. Nên kiêng những thức uống này nếu giúp làm cải thiện các triệu chứng.
  • Nếu bệnh nhân hút thuốc lá thì ngưng hút thuốc có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, vì nicotine là một chất gây kích thích bàng quang.
  • Cố gắng tập luyện bàng quang, có nghĩa là giữ cho nước tiểu để lâu hơn nếu đang trong tình trạng thường xuyên đi tiểu. Nếu có thể, cố gắng tăng dần thời gian giữa các lần đi vệ sinh và đồng thời tăng lượng nước tiểu bài xuất ra mỗi lần. Các cơ bàng quang có thể được tập luyện để giãn rộng hơn theo cách này.
  • Nếu có tiểu ngập ngừng – hãy cố gắng thư giãn khi đi tiểu.
  • Nếu có tiểu gấp – hãy thử một số các làm phân tâm như tập thở hay đếm số để tâm trí của bạn không chú ý vào bàng quang.
  • Tập sàn chậu có thể giúp giữ nước tiểu trong thời gian dài. Sử dụng cơ sàn khung chậu để cố gắng ngăn dòng nước tiểu. Nên cố gắng thắt chặt các cơ trong khoảng 10 giây, ít nhất 10 lần mỗi ngày.

Biện pháp điều trị khác

Điều trị các triệu chứng đường tiểu dưới phụ thuộc vào nguyên nhân chính và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ví dụ, nếu tuyến tiền liệt của bệnh nhân bị phì đại, có thể được dùng một loại thuốc gây nhỏ tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật để làm nhỏ tuyến tiền liệt. Các phẫu thuật khác cũng có thể được thực hiện đối với người bị các triệu chứng khác.

Thuốc cũng có hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn dự trữ và hoạt động quá mức của bàng quang, đồng thời cải thiện triệu chứng đi tiểu đêm.

Nếu bệnh nhân đang gặp vấn đề về bài tiết nước tiểu, có thể sử dụng một ống thông để lấy nước tiểu từ bàng quang. Đa số chỉ cần đạt thông để lấy nước tiểu, một vài trường hợp phải đạt thông tiểu lưu. Bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ để chọn phương pháp thích hợp.

Bệnh nhân nên đến gặp Bác sĩ Niệu khoa, nhất là khi triệu chứng không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc và các phương pháp tự điều trị. Bệnh nhân có thể được tư vấn nếu muốn làm các xét nghiệm cần thiết khác.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/lower-urinary-tract-symptoms-in-men-leaflet

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Nguyên Diệu Thuần - BS Trang Võ Anh Vinh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các bài tập sàn chậu

(61)
Nếu như bạn gặp vấn đề về việc tiểu không tự chủ, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ các bài tập sàn chậu. Đây là một trong những phương ... [xem thêm]

Bệnh thận do đái tháo đường (tiểu đường)

(82)
Bệnh thận do đái tháo đường là một biến chứng xảy ra ở một số bệnh nhân bị đái tháo đường. Nó có thể tiến triển đến suy thận trong một số ... [xem thêm]

Són tiểu

(85)
Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. ... [xem thêm]

Điều trị tiểu không tự chủ

(68)
Tiểu không tự chủ là gì? Khi bạn có một cơn buồn tiểu đột ngột và không thể ngăn nước tiểu rò ra ngoài trước khi bạn vào nhà vệ sinh, triệu chứng này ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(10)
Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn các tĩnh mạch nhỏ sát hoặc bên cạnh tinh hoàn một ... [xem thêm]

Chứng đi tiểu không tự chủ

(43)
Chứng đi tiểu không tự chủ là dạng bệnh phổ biến nhất của tiểu không tự chủ. Nó có nghĩa là bạn bị són nước tiểu khi tăng áp lực lên bàng quang, như ... [xem thêm]

Đái tháo nhạt

(76)
Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng điều chỉnh cân bằng lượng nước trong cơ thể. Thận không còn khả năng giữ nước và điều này gây tiểu ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn tuổi

(34)
Nhiễm trùng đường tiểu là một vấn đề thường mắc phải ở người lớn tuổi, có thể là biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn. Nhiễm trùng đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN