Nhiễm trùng đường tiểu ở người lớn tuổi

(4.3) - 34 đánh giá

Nhiễm trùng đường tiểu là một vấn đề thường mắc phải ở người lớn tuổi, có thể là biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn. Nhiễm trùng đường tiểu thường được điều trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh. Sau khi được điều trị, bệnh thường không để lại biến chứng lâu dài. Tìm hiểu những kiến thức về nhiễm trùng đường tiểu để có thể phòng ngừa bệnh lý này.

Đường tiết niệu

Cơ thể người gồm có hai quả thận ở mỗi bên của ổ bụng. Chúng có chức năng tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa xuống bàng quang nhờ hai niệu quản. Tại bàng quang, nước tiểu được dự trữ và thải ra ngoài qua niệu đạo.

Xem thêm bài Thận và hệ tiết niệu củaBS. Nguyễn Minh Nguyên và BS. Đinh Thị Phương Hoài

Nhiễm trùng đường tiểu là gì và nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiểu

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu được gây ra bởi vi khuẩn đến từ ruột. Những vi khuẩn này có thể vô hại với ruột nhưng lại có thể gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của cơ thể. Một vài vi khuẩn nằm ở rìa hậu môn, sau khi theo phân ra ngoài, có thể xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang. Một số loại có khả năng phát triển mạnh trong nước tiểu và nhân lên nhanh chóng gây ra nhiễm trùng.

Nhiễm trùng tiểu còn được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu theo cách gọi trong y khoa. Khi một nhiễm trùng hiện diện ở bàng quang và niệu đạo, được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Nếu chúng xâm nhiễm lên trên một trong hai thận, được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu trên – tình trạng này nguy hiểm hơn nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, vì nguy cơ viêm nhiễm gây thương tổn đối với thận.

Mức độ phổ biến của nhiễm trùng đường tiểu

Tỉ lệ mắc nhiễm trùng đường tiểu ở người độ tuổi 60 là 3/10, và độ tuổi 80 là 1/10.

Nhiễm trùng đường tiểu phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Đó là bởi vì niệu đạo nữ (là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) ngắn hơn và lỗ niệu đạo gần với vùng hậu môn hơn so với ở nam giới. Tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở người lớn tuổi. Trong suốt cuộc sống của mình, một nửa số phụ nữ mắc nhiễm trùng đường tiểu cần được điều trị.

Cơ chế gây nhiễm trùng đường tiểu

Trong một số truờng hợp, nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện không rõ nguyên nhân và không ghi nhận bất thường ở các cơ quan thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, hoặc hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp khác, một bệnh lý căn bản có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

  • Đối với phụ nữ lớn tuổi
    • Sau khi mãn kinh, da xung quanh vùng sinh dục của người phụ nữ có thể trở nên mỏng hơn, thường được gọi là viêm teo âm đạo.Tình trạng này thường hay đi kèm với nhiễm trùng đường tiểu.
    • Sa tử cung hoặc âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đối với nam giới lớn tuổi
    • Tuyến tiền liệt phì đại làm cản trở việc làm trống bàng quang. Nước tiểu có thể bị giữ lại trong bàng quang. Trong phần nước tiểu bị tồn đọng, vi khuẩn tăng khả năng sinh sôi và gây ra sự nhiễm trùng. (Xem chuyên đề riêng “Phì đại tiền liệt tuyến” để hiểu sự phì đại tiền liệt tuyến một cách chi tiết hơn.)
  • Ở cả hai nam và nữ
    • Vấn đề ở bàng quang hoặc thận sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiểu. Ví dụ, sỏi thận hoặc tình trạng ứ đọng nước tiểu, làm nước tiểu thoát ra không hoàn toàn.
    • Đặt ống thông tiểu – đây là một ống thông mỏng, mềm và lòng rỗng.
    • Có bệnh lý tiềm ẩn trước đó có thể gây ảnh hưởng. Hệ thống miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng đường tiểu. Ví dụ, bệnh nhân đang được hóa trị liệu vì bệnh ung thư. Đái tháo đường:cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu.
    • Bị táo bón.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng ở bàng quang (viêm bàng quang) thường gây ra đau đớn khi đi tiểu, và đi tiểu thường xuyên hơn. Thường đau ở bụng dưới, nước tiểu có thể trở nên đục và có bọt, hoặc có máu hoặc có mùi khó chịu và kèm theo sốt.

Nhiễm trùng ở thận có thể gây ra một cơn đau ở thắt lưng (vùng hông lưng trên thận), sốt cao, cảm giác buồn nôn, nôn và cảm thấy mệt mỏi.

Ở một số người lớn tuổi hơn, một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu có thể gây nhầm lẫn với một bệnh lý khác hoặc đơn thuần chỉ là cảm giác không khỏe. Việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn nếu có sự kết hợp sốt và mất nước. Do đó, việc chẩn đoán sẽ tránh được sai sót sau khi triệu chứng nhiễm trùng đã được điều trị.

Các xét nghiệm cần thiết

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân gây ra sự nhiễm trùng. Các xét nghiệm khác thường không cần thiết trừ khi bạn có tình trạng sức khỏe không ổn định và đã nhiễm trùng một lần. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tư vấn cho các xét nghiệm của thận, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc nếu nghi ngờ một căn nguyên khác (như phì đại tuyến tiền liệt hay một vấn đề về thận).

Nếu như tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với kháng sinh thường do có nhiều khả năng tồn tại một nguyên nhân khác gây nhiễm trùng tiểu hoặc khi bạn có các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng khác gợi ý thận bị ảnh hưởng (và không chỉ là bàng quang).
  • Nhiễm trùng đường tiểu tái phát (Ví dụ, hai hoặc nhiều đợt trong khoảng thời gian ba tháng.)
  • Tiền sử sỏi thận hoặc tổn thương.
  • Triệu chứng nghi ngờ là tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu.

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm chụp CT Scan thận hoặc bàng quang và / hoặc nội soi bàng quang.

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Một đợt điều trị thuốc kháng sinh thường giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh chóng. Nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẳng, hoặc chưa biến mất sau một vài ngày.

Paracetamol hay ibuprofen giúp giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, và hạ sốt.

Nguyên nhân cơ bản như phì đại tuyến tiền liệt hay táo bón cần được phát hiện và điều trị

NB: Có một số lời khuyên cho rằng nếu bị nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang) thì nên uống nhiều nước để tống vi khuẩn ra khỏi bàng quang. Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng lời khuyên này là chính xác. Các bác sĩ cho rằng nó không giúp ích, mà ngược lại uống nhiều có thể gây đau nhiều hơn mỗi khi đi tiểu. Do đó, rất khó để chắc chắn đưa ra lời khuyên về việc có nên uống nhiều hoặc chỉ để uống bình thường khi có triệu chứng nhẹ của viêm bàng quang. Tuy nhiên, nếu bị sốt và / hoặc cảm thấy không khỏe, lời khuyên rằng nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

Tiên lượng

Hầu hết bệnh nhân cải thiện triệu chứng trong vòng một vài ngày kể từ khi bắt đầu điều trị, nếu không thì hãy đi khám bác sĩ. Nếu các triệu chứng không cải thiện mặc dù đã dùng một đợt điều trị kháng sinh thì cần thay thế một kháng sinh khác. Bởi vì một số vi khuẩn có khả năng đề kháng một số loại thuốc kháng sinh. Các vi khuẩn khác thuốc này có thể được xác định nhờ các xét nghiệm thực hiện trên mẫu nước tiểu của bệnh nhân.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Có một vài cách có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu

  • Khi phụ nữ khi lau chùi hậu môn sau đại tiện, nên lau từ phía trước hướng về phía sau hậu môn là tốt nhất. Nếu làm ngược lại, có thể vô tình mang mầm bệnh (vi khuẩn) gần hơn với lỗ niệu đạo nơi nước tiểu thoát ra ngoài và tăng nguy cơ xâm nhiễm bàng quang gây nhiễm trùng.
  • Phụ nữ lớn tuổi có tình trạng viêm teo âm đạo có thể xem xét các loại kem thay thế hormone hoặc mũ chụp cổ tử cung (pessaries). Cách này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
  • Cố gắng ăn nhiều trái cây và chất xơ và uống nhiều nước. Việc này tốt cho đường ruột và sẽ giúp tránh bị táo bón. Táo bón làm ngăn cản việc bài xuất nước tiểu, từ đó có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu. Nếu gặp vấn đề với việc khó đại tiện, hãy cho bác sĩ biết. Đôi khi, thuốc bạn đang sử dụng có thể không cải thiện được triệu chứng. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc để cải thiện triệu chứng tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/urine-infection-in-older-people

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Nguyên Diệu Thuần - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh thận do đái tháo đường (tiểu đường)

(82)
Bệnh thận do đái tháo đường là một biến chứng xảy ra ở một số bệnh nhân bị đái tháo đường. Nó có thể tiến triển đến suy thận trong một số ... [xem thêm]

Protein niệu

(73)
Nếu như chức năng lọc của thận bị tổn thương, albumin và một số protein khác lớn hơn từ trong máu có thể thoát qua màng lọc cầu thận và vào trong nước ... [xem thêm]

Đái tháo nhạt

(76)
Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng điều chỉnh cân bằng lượng nước trong cơ thể. Thận không còn khả năng giữ nước và điều này gây tiểu ... [xem thêm]

Chứng đi tiểu không tự chủ

(43)
Chứng đi tiểu không tự chủ là dạng bệnh phổ biến nhất của tiểu không tự chủ. Nó có nghĩa là bạn bị són nước tiểu khi tăng áp lực lên bàng quang, như ... [xem thêm]

Thận và hệ tiết niệu

(26)
Thận và hệ tiết niệu là gì? Thận là một cơ quan gồm 2 quả thận nằm ở mỗi bên trong ổ bụng. Thận có một số chức năng quan trọng bao gồm: Duy trì cân ... [xem thêm]

Triệu chứng đường tiểu dưới

(36)
Triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Những triệu chứng này gồm dòng tiểu yếu và tiểu về đêm. Có nhiều nguyên ... [xem thêm]

Các bài tập sàn chậu

(61)
Nếu như bạn gặp vấn đề về việc tiểu không tự chủ, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ các bài tập sàn chậu. Đây là một trong những phương ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh ung thư thận

(10)
Hầu hết các trường hợp ung thư thận được phát hiện ở những người trên 60 tuổi, đôi khi nó cũng xảy ra ở người trẻ. Triệu chứng sớm nhất là máu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN