Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(3.53) - 10 đánh giá

Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài

Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn các tĩnh mạch nhỏ sát hoặc bên cạnh tinh hoàn một hoặc cả 2 bên.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tập hợp các tĩnh mạch giãn nở trong bìu. Nó thường xảy ra ở bên cạnh và trên một hoặc cả hai tinh hoàn.

Các tĩnh mạch bị ảnh hưởng là những tĩnh mạch nằm trong thừng tinh. Thừng tinh giống như một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới của ổ bụng. Bạn có thể cảm thấy thừng tinh ở trên mỗi tinh hoàn, phần trên của bìu. Thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật (ống dẫn tinh), mạch máu, bạch huyết và dây thần kinh.

Thông thường, bạn không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy tĩnh mạch trong thừng tinh. Nếu bạn có giãn tĩnh mạch thừng tinh, các tĩnh mạch trở nên lớn hơn( giãn ra) và điều này làm cho chúng dễ dàng nhận thấy hơn. Nó tương tự như giãn tĩnh mạch ở chân. Kích thước của giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thay đổi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn đôi khi được cho là trông giống như một búi giun trong bìu.

Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Trong hầu hết các trường hợp, lý do tại sao các tĩnh mạch trở nên lớn hơn là do các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu không hoạt động tốt. Các van này là một chiều, dọc theo tĩnh mạch: van mở ra cho phép máu chảy về tim, và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để máu không chảy ngược về.

Nếu các van này không hoạt động tốt, thì máu có thể chảy ngược về (do trọng lực) và ứ đọng ở phần dưới của tĩnh mạch tạo thành giãn tĩnh mạch thừng tinh. (Điều này tương tự như cách giãn tĩnh mạch ở chân)

Không rõ tại sao các van này lại không hoạt động tốt.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể (hiếm khi) xuất hiện nếu có sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn ở vùng bụng. Nó gây ra áp lực trên các tĩnh mạch nhỏ hơn trong bìu và dẫn đến giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch thừng tinh loại này thường gặp ở nam giới lớn hơn 40 tuổi. Ví dụ, nếu một giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện đột ngột ở một người đàn ông lớn tuổi, thì nó có thể gợi ý một khối u của thận đã phát triển gây tăng áp lực lên tĩnh mạch.

Phần lớn các giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển ở thiếu niên và thanh niên trẻ và không do một tình trạng nghiêm trọng nào.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào?

Việc chẩn đoán được thực hiện bởi việc thăm khám của bác sĩ. Siêu âm Doppler màu (siêu âm để xem lưu lượng máu trong một khu vực) đôi khi được thực hiện để xác định chẩn đoán. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể liên quan đến một số trường hợp vô sinh. Do đó, một xét nghiệm tinh dịch đồ có thể được yêu cầu nếu bạn là một phần của cặp vợ chồng đang được điều trị vô sinh.

Trong trường hợp hiếm của giãn tĩnh mạch thừng tinh phát hiện đầu tiên ở một người đàn ông trên 40 tuổi, thì các xét nghiệm để kiểm tra một nguyên nhân tiềm ẩn có thể được khuyên dùng. Ngoài ra, một giãn tĩnh mạch thừng tinh đơn độc bên phải là không bình thường. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần một số xét nghiệm để loại trừ bất kỳ nguyên nhân bất thường nào khác.

Khi nào giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra mối lo ngại?

Nguyên nhân có thể gây vô sinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có tỷ lệ vô sinh cao hơn những người không có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Lý do cho điều này là không rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng là máu ứ đọng lại gây tăng nhiệt độ hơn một chút trong bìu. Điều này có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng sinh ra và có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Ngay cả khi bạn chỉ có giãn tĩnh mạch thừng tinh một bên, thì cả hai tinh hoàn đều có thể được làm ấm bởi lượng máu ứ đọng lại trong các búi giãn tĩnh mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25 trong 100 người đàn ông có vấn đề trên tinh trùng đồ có giãn tĩnh mạch thừng tinh và được điều trị, thường cải thiện chất lượng tinh trùng. Và hãy nhớ rằng, hầu hết đàn ông với giãn tĩnh mạch thừng tinh không gây vô sinh

Xem thêm bài vô sinh nam của BS. Lê Đăng Khoa

Hiện nay các khuyến cáo cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh nên được điều trị nếu:

  • Khám thấy các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh rõ.
  • Số lượng tinh trùng thấp; bạn đã vô sinh trong hai năm trở nên.
  • Vô sinh là không giải thích được.

Tinh hoàn nhỏ

Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn phát hiện ở tuổi thiếu niên, thì tinh hoàn ở phía bên của giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể không phát triển nhiều như mong đợi. Ví dụ, đo tinh hoàn hàng năm nên được khuyến cáo. Tinh hoàn có thể sẽ nhỏ hơn bình thường. Điều này có thể góp phần gây vô sinh.

Khởi phát đột ngột của giãn tĩnh mạch thừng tinh ở một người đàn ông lớn tuổi

Rất hiếm khi, giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển một cách đột ngột, điều này gợi ý một sự tắc nghẽn của tĩnh mạch lớn trong bụng – xem ở trên. Thường chỉ xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi.

Khi nào thì giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được điều trị?

Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng hoặc vấn đề gì, thì tốt nhất là không điều trị gì cả. Nó thường là vô hại nhưng có một số trường hợp nó lại gây ra sự lo ngại.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nếu chỉ có sự khó chịu nhẹ, quần lót hỗ trợ (thay vì quần soóc boxer) có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn ngừa sự khó chịu trên.

Điều trị bằng cách buộc các tĩnh mạch giãn. Một phương pháp khác là sử dụng một chất đặc biệt được tiêm vào tĩnh mạch để ngăn chặn chúng. Cả hai phương pháp này thường thành công. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ tư vấn về những ưu và nhược điểm của các kỹ thuật khác nhau.

Tuy nhiên, sau khi điều trị thành công, một số người đàn ông có thể tái phát giãn tĩnh mạch thừng tinh sau vài tháng hoặc vài năm. Điều này là do các tĩnh mạch còn lại ở phía sau sẽ nhận máu từ tinh hoàn và có thể giãn lớn với lượng máu thêm. Tái phát sẽ được điều trị theo cách tương tự như lần đầu tiên.

Tài liệu tham khảo

  • https://patient.info/health/scrotal-lumps-pain-and-swelling/varicocele
  • https://patient.info/doctor/infertility-male
  • https://patient.info/health/scrotal-lumps-pain-and-swelling
  • https://emedicine.medscape.com/article/438591-overview
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Đinh Thị Phương Hoài
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tiểu són

    (92)
    Tiểu són là vấn đề thường gặp và có tác động tới phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tiểu són áp lực (stress incontinence) và són tiểu cấp kỳ (urge incontinence) ... [xem thêm]

    Triệu chứng đường tiểu dưới

    (36)
    Triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Những triệu chứng này gồm dòng tiểu yếu và tiểu về đêm. Có nhiều nguyên ... [xem thêm]

    Giãn tĩnh mạch thừng tinh

    (10)
    Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn các tĩnh mạch nhỏ sát hoặc bên cạnh tinh hoàn một ... [xem thêm]

    Điều trị tiểu không tự chủ

    (68)
    Tiểu không tự chủ là gì? Khi bạn có một cơn buồn tiểu đột ngột và không thể ngăn nước tiểu rò ra ngoài trước khi bạn vào nhà vệ sinh, triệu chứng này ... [xem thêm]

    Sỏi thận

    (87)
    Phần lớn nguyên nhân hình thành sỏi thận hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy có thể không gây ảnh hưởng gì nhưng thông thường sỏi thận sẽ gây đau. Hầu ... [xem thêm]

    Thận và hệ tiết niệu

    (26)
    Thận và hệ tiết niệu là gì? Thận là một cơ quan gồm 2 quả thận nằm ở mỗi bên trong ổ bụng. Thận có một số chức năng quan trọng bao gồm: Duy trì cân ... [xem thêm]

    Bệnh thận mạn tính

    (22)
    Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) có nghĩa là thận của bạn không còn làm việc tốt như trước. Có nhiều nguyên nhân gây ra CKD. Trường hợp nặng ... [xem thêm]

    Són tiểu

    (85)
    Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN