Vắc xin 3 trong 1 MMR

(4.16) - 68 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của vắc xin 3 trong 1 MMR là gì?

Vắc xin 3 trong 1 MMR là một vắc xin sống, giảm độc lực. Vắc xin được tiêm để phòng ngừa 3 bệnh sởi, quai bị và rubella.

Đối tượng được tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR

Người lớn và trẻ trên 12 tháng tuổi được khuyến khích tiêm chủng vắc xin 3 trong 1 MMR.

Các đối tượng không được tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
  • Phụ nữ mang thai
  • Người đang bị sốt, có bệnh đường hô hấp hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng đang tiến triển
  • Người mắc bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị
  • Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, ngoại trừ đối tượng đang dùng corticoid làm liệu pháp thay thế như trong bệnh Addison
  • Người bị rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch ở mọi thể hoặc những khối u tân sinh ác tính khác có ảnh hưởng tới tủy xương hoặc tới hệ bạch huyết.

Liều dùng & Cách dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng của vắc xin 3 trong 1 là gì?

Liều dùng cho mọi lứa tuổi là 0,5ml, được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Bác sĩ sẽ tiêm vắc xin vào đùi trước của trẻ nhỏ, vùng cơ delta của trẻ lớn, thiếu niên và người trường thành. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không tiêm bắp cho người bị suy giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của vắc xin 3 trong 1 là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp như đau nhức, rát bỏng tại nơi tiêm trong thời gian ngắn.

Các tác dụng phụ ít gặp hơn như:

  • Sốt từ 38,3°C trở lên
  • Da nổi ban đỏ dạng sởi, có thể lan tỏa, có thể xảy ra trong ngày 5-12 sau khi tiêm.

Các tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, nổi mụn nước tại chỗ tiêm, sưng nề, ngứa, nốt phỏng và đỏ da tại nơi tiêm, mề đay, ban đỏ, quầng cứng.
  • Đau họng, khó chịu, sởi không điển hình, ngất, dễ bị kích thích.
  • Viêm mạch, bệnh lý hạch khu trú tại vùng, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.
  • Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Viêm phổi, ho, viêm mũi, co thắt phế quản.
  • Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.
  • Phù mạch thần kinh, viêm dây thần kinh, hội chứng Guillain-Barre, mất điều hòa vận động, viêm não, viêm thần kinh thị giác, viêm thị thần kinh sau nhãn cầu, viêm gai thị, viêm võng mạc, viêm kết mạc, liệt nhãn cầu, viêm tai giữa, điếc thần kinh.
  • Đau khớp và/hoặc viêm khớp.
  • Sốt, co giật ở trẻ em, nhức đầu, choáng váng.

Thận trọng

Trước khi tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR, bạn cần biết gì?

Trước khi tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR, báo cho bác sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin
  • Bạn đã và đang có những tình trạng sức khỏe như: giảm tiểu cầu, HIV, bệnh lao, tiền sử co giật hoặc tổn thương não.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
  • Bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Những điều bạn cần lưu ý khi tiêm vắc xin 3 trong 1 trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Thời điểm tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR nên tối thiểu cách khoảng 3 tháng trước khi bạn có ý định mang thai.

Chưa có nghiên cứu chứng minh virus sởi hay quai bị có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho thấy phụ nữ đang cho con bú được tiêm chủng vắc xin rubella giảm độc lực sẽ bài tiết virus qua sữa mẹ. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi tiêm chủng vắc xin này trong lúc đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Vắc xin 3 trong 1 có thể tương tác với những thuốc nào?

Bạn hãy liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Bảo quản

Vắc xin 3 trong 1 MMR được bảo quản như thế nào?

Vắc xin sẽ được các chuyên viên y tế bảo quản.

Dạng bào chế

Vắc xin 3 trong 1 MMR có những dạng nào?

Vắc xin 3 trong 1 có dạng dung môi.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Ambroco®

(604)
... [xem thêm]

Suvorexant là thuốc gì?

(32)
Tên gốc: suvorexantTên biệt dược: Belsomra®Phân nhóm: thuốc ngủ & thuốc an thầnTác dụngTác dụng của thuốc suvorexant là gì?Suvorexant được dùng để ... [xem thêm]

Mucinex® DM

(51)
Tên gốc: dextromethorphan, guaifenesinPhân nhóm: thuốc ho và cảmTên biệt dược: Mucinex® DMTác dụngTác dụng của thuốc Mucinex® DM là gì?Mucinex® DM thường được ... [xem thêm]

Thuốc hyoscine butylbromide

(90)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc hyoscine butylbromide là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc hyoscine butylbromide để điều trị và làm giảm co thắt và đau bất ... [xem thêm]

Thuốc diethylpropion

(22)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc diethylpropion là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc diethylpropion kết hợp với chế độ ăn ít calo, tập thể dục và chương trình ... [xem thêm]

Idarac®

(48)
Tên gốc: floctafenineTên biệt dược: Idarac®Nhóm: hệ thần kinh trung ươngPhân nhóm: thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốtTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc Erythrogel®

(34)
Tên gốc: erythromycinTên biệt dược: Emgel®, Erythrogel®Phân nhóm: thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt, thuốc trị mụnTác dụngTác dụng của thuốc Erythrogel® là ... [xem thêm]

Alminoprofen

(27)
Tác dụngTác dụng của alminoprofen là gì?Alminoprofen được sử dụng để làm giảm cơn đau gây ra do nhiều chứng bệnh khác nhau như là đau đầu, đau răng, đau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN