Bệnh bụi phổi

(4.36) - 83 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh bụi phổi là gì?

Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi gây ra và sau đó bụi tích tụ sâu trong phổi gây ra tổn thương. Bệnh bụi phổi thường được coi là bệnh phổi lao động, bao gồm cả chứng bệnh xơ vữa động mạch, bệnh phổi nhiễm bui silic và bệnh phổi mổ than (CWP), còn được gọi là “bệnh phổi đen”.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh bụi phổi rất khác nhau tùy thuộc vào loại bụi, phần số lượng phổi bị ảnh hưởng và mức độ tiếp xúc của bụi. Bệnh bụi phổi đôi khi không gây ra triệu chứng và được chẩn đoán trong các chương trình giám sát tại nơi làm việc để kiểm tra sức khỏe của người lao động. Bạn sĩ tìm ra dấu hiệu ban đầu của bệnh bụi phổi bằng cách chụp X-quang ngực và/hoặc phế dung (kiểm tra hít vào – thở ra để kiểm tra xem không khí trong và ngoài phổi như thế nào).

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh bụi phổi là gì?

Trong giai đoạn đầu của bệnh bụi phổi, bệnh nhân mắc bệnh có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cả. Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:

  • Ho, có hoặc không có chất nhầy (đờm);
  • Tức ngực;
  • Khó thở.

Trước tiên, bạn có thể nhận thấy thở nhiều hơn hoặc thở gấp khi hoạt động, như đi bộ hoặc leo lên cầu thang. Một số người có thể cảm thấy không thở được ngay cả khi họ nghỉ ngơi.

Nếu ho khan liên quan đến một phần ở phổi hoặc gây ra rất nhiều sẹo, máu có thể khó tiếp cận được với oxy trong quá trình hô hấp. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu (mức độ oxy máu thấp). Tình trạng thiếu oxy máu chỉ có thể xảy ra khi hoạt động hoặc ngủ. Tình trạng thiếu oxy máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu cơn ho nặng hoặc tiến triển.

Nhiều bệnh nhân bị thiếu oxy máu không biết rằng mức oxy của họ thấp do bản thân sự thiếu oxy máu không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng như khó thở. Oxy trong máu cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan nội tạng, vì vậy việc nhận ra tình trạng thiếu oxy máu rất quan trọng để ngăn ngừa các áp lực trên các cơ quan khác, chẳng hạn như tim và não.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh bụi phổi?

Nhiều loại bụi có thể gây ra ho. Các loại bụi khoáng do làm việc phổ biến nhất gây ra ho khí phế quản là amiăng, silic (bụi đá và cát) và bụi than.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi?

Những người lao động có thể tiếp xúc với amiăng bao gồm thợ ống nước, thợ lợp mái, thợ cơ khí và công nhân đóng tàu, bao gồm các viên chức hải quân. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu họ có mức độ tiếp xúc với amiăng cao hơn trong thời gian dài hơn.

Silic tinh thể là thành phần chính của bụi từ cát và đá. Người lao động có thể tiếp xúc với silic bao gồm các thợ mỏ, thợ cát, thợ xây và công nhân đúc. Các yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh bụi phổi silic bao gồm mức phơi nhiễm silic cao hơn và thời gian phơi nhiễm lâu hơn. Bụi than từ các hạt chứa carbon và các thợ mỏ than có nguy cơ hít phải bụi này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh bụi phổi?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể gặp phải tình trạng này, việc khám sức khỏe sẽ được thực hiện. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về tiền sử, bao gồm các chi tiết về các triệu chứng và mức độ phơi nhiễm. Các bài kiểm tra chức năng phổi (các bài kiểm tra hít thở) cũng được yêu cầu bởi bác sĩ. Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT scan ngực có thể cho phép bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bụi phổi?

Không có phương pháp điều trị đặc biệt hoặc thuốc men cho bệnh bụi phổi và không có phương pháp chữa bệnh. Hầu hết các phương pháp điều trị cho bệnh nhân bệnh bụi phổi là nhằm hạn chế thêm thiệt hại cho phổi, giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc hít nếu họ có các triệu chứng hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Một chương trình phục hồi chức năng phổi có thể được đề nghị để cải thiện khả năng tập thể dục của một bệnh nhân. Bác sĩ cung cấp lượng oxy nếu bạn có mức oxy thấp. Một số người cần dùng máy cung cấp oxy tất cả thời gian trong ngày, trong khi những người khác chỉ cần thiết bị này khi họ đang hoạt động hoặc trong khi ngủ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bụi phổi?

Nếu bị bệnh bụi phổi, bạn nên:

  • Đến thăm khám thường xuyên với bác sĩ;
  • Kiểm tra thường xuyên, chẳng hạn như các xét nghiệm chức năng phổi (“kiểm tra hít – thở”) hoặc chụp X-quang ngực để theo dõi tình trạng của bạn và của bệnh ( nếu có);
  • Chích ngừa cúm mỗi năm và bạn nên yêu cầu chuyên viên y tế tiêm phòng vắc xin bệnh viêm phổi;
  • Những người bị bệnh bụi phổi silic nên khám thử bệnh lao trên da để đảm bảo rằng bệnh lao không phát triển ở cả trong phổi.

Chăm sóc tim và phổi là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình nếu đang sống với bệnh bụi phổi. Điều này có nghĩa là bạn không hút thuốc và tránh khói thuốc. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các loại bụi có hại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cholesterol cao

(79)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. ... [xem thêm]

Teo cơ

(63)
Tìm hiểu về teo cơTeo cơ là gì?Teo cơ là tình trạng xảy ra khi bạn không vận động, sử dụng các cơ trong thời gian dài. Thông thường, những người gặp chấn ... [xem thêm]

Nứt lưỡi

(86)
Tìm hiểu chungNứt lưỡi là tình trạng gì?Nứt lưỡi còn được gọi là lưỡi nứt kẽ hoặc lưỡi da bìu, biểu hiện những vết rạn, rãnh và khe nứt trên ... [xem thêm]

Sỏi thận

(49)
Sỏi thận là gì? Những dấu hiệu và triệu chứng nào cho thấy bạn có thể đang bị sỏi thận? Bệnh lý này có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị và phòng ... [xem thêm]

Ngứa hậu môn

(100)
Tìm hiểuNgứa hậu môn là bệnh gì?Ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ... [xem thêm]

Hội chứng loét trực tràng đơn độc

(53)
Tìm hiểu chungHội chứng loét trực tràng đơn độc là gì?Hội chứng loét trực tràng đơn độc là tình trạng xảy ra khi một hoặc nhiều vết loét xuất hiện ... [xem thêm]

Hoại tử vô mạch

(11)
Định nghĩaHoại tử vô mạch là bệnh gì?Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới ... [xem thêm]

Bệnh gút: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(47)
Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Gout có thể tiến triển và dẫn đến tàn phế nếu không được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN