Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

(3.84) - 20 đánh giá

Định nghĩa trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì?

Trợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị trợt. Đây là vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra. Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử tập trung ánh sáng từ hình ảnh truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu. Những dị vật như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ… có thể bay vào mắt và dính hoặc bám lại trên giác mạc. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

Những ai thường mắc phải trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Trầy xước giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và trong bất kỳ hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, sửa chữa hoặc thậm chí vô tình chạm mạnh tay vào giác mạc. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những dấu hiệu và triệu chứng của trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì?

Hầu hết nếu xuất hiện dị vật ở giác mạc, mắt bạn có thể bị đỏ, đau và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thị lực có thể bị nhòe tạm thời. Nếu dị vật gây ra vết trầy ở giác mạc, bạn có thể cảm thấy:

  • Nóng ấm, kích ứng, đau, đỏ hoặc chảy nước mắt
  • Suy giảm thị lực
  • Các cơ xung quanh mắt co rút

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi bị dị vật bám ở mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng những phương pháp xử lý tốt nhất.

  • Đối với trẻ em: hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thị lực trẻ suy giảm, mắt trẻ đau hoặc đỏ hoặc chảy nước mắt.
  • Đối với người lớn: đến gặp bác sĩ nếu bạn không thể lấy dị vật ra khỏi mắt hoặc bạn cảm thấy mắt bị cộm dù đã lấy dị vật ra khỏi mắt, thị lực suy giảm hoặc mờ, mắt bị chảy máu.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng chợt giác mạc.

Nguyên nhân trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Nguyên nhân gây ra trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trầy xước giác mạc. Dị vật bay hoặc bám vào mắt là nguyên nhân chính gây ra trợt giác mạc. Những dị vật nhỏ như bụi, hạt cát bám lâu ở mí mắt có thể gây ra vết trầy ở giác mạc khi bạn chớp mắt. Khói thuốc lá, đeo kính sát tròng trong thời gian dài, chà xát mắt hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra trợt giác mạc.

Nguy cơ mắc bệnh trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Khả năng bị trợt giác mạc hoặc dị vật bay vào mắt tăng cao nếu bạn:

  • Đeo kính áp tròng
  • Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi như xưởng gỗ, xưởng dệt may… mà không mang kính bảo hộ
  • Sống ở nơi nhiều cát hoặc bị ô nhiễm
  • Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ.

Điều trị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Dựa trên tình trạng tổn thương mắt và loại dị vật, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị và xử lý phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ có thành phần steroid hoặc kháng viêm không steroid (NSAIDs) để giảm sưng, viêm và phòng ngừa sẹo giác mạc. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chống co thắt cơ để giảm đau và giảm kích ứng. Trong trường hợp dị vật găm sâu vào trong mắt, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách quan sát mắt bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt. Bạn có thể cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa màu nhuộm sinh học để nhỏ vào mắt, điều này giúp bác sĩ xem xét vết tổn thương ở giác mạc dễ dàng và chính xác hơn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Nếu bị trợt giác mạc, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây để quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn:

  • Dùng thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt đúng hướng dẫn, đồng thời uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Luôn nghỉ mắt sau khi làm việc quá lâu
  • Báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mắt trở nên đau, kích ứng hơn hoặc tình trạng trợt giác mạc nặng thêm
  • Luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bóc tách động mạch chủ

(100)
Tìm hiểu chungBóc tách động mạch chủ là bệnh gì?Bóc tách động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Khi mắc bệnh, các lớp ... [xem thêm]

Hội chứng thiểu sản tim trái

(61)
Tìm hiểu chungHội chứng thiểu sản tim trái là gì?Hội chứng thiểu sản tim trái là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến lưu lượng máu bình thường qua tim. ... [xem thêm]

Hội chứng dễ mắc khối u BAP1

(24)
Đinh nghĩaHội chứng dễ mắc khối u BAP1 là gì?Hội chứng dễ mắc khối u BAP1 là một rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ các loại ung thư (ác tính) khác nhau ... [xem thêm]

Bí tiểu

(56)
Tìm hiểu chungBí tiểu là gì?Bí tiểu là tình trạng bàng quang không rỗng hoàn toàn, thậm chí bàng quang chứa đầy nước tiểu và bạn thường cảm thấy cần đi ... [xem thêm]

Thai chết lưu

(22)
Tìm hiểu chungThai chết lưu là tình trạng gì?Thai chết lưu là tình trạng em bé đã chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng em bé mất ... [xem thêm]

Bạo lực gia đình

(22)
Tìm hiểu chungKhái niệm bạo lực gia đìnhTheo Tổ chức Hỗ trợ Phụ nữ, bạo lực gia đình bao gồm các hành vi như: kiểm soát, ép buộc, đe dọa, hạ ... [xem thêm]

Mô liên kết hỗn hợp

(91)
Tìm hiểu chungBệnh mô liên kết hỗn hợp là gì?Bệnh mô liên kết hỗn hợp là một kết hợp các rối loạn của các dấu hiệu và triệu chứng – chủ yếu là ... [xem thêm]

Tim đập nhanh

(65)
Tìm hiểu chungTim đập nhanh là bệnh gì?Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh là cảm giác khi tim của bạn đập nhanh hơn bình thường hoặc lỡ một nhịp. Bạn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN