Tìm hiểu chung
Lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên là tình trạng gì?
Lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng mà một người sử dụng chất gây nghiện mặc dù biết nó có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Rượu là một trong những chất gây nghiện mà thanh thiếu niên sử dụng nhiều nhất, chỉ xếp sau cần sa và thuốc lá. Chúng làm bạn phải phụ thuộc và không thể cai nghiện được.
Theo nhiều nghiên cứu, số lượng trẻ vị thành niên sử dụng rượu tăng lên đáng kể trong 10 năm vừa qua. Bằng chứng cho thấy rằng 40% trẻ dưới 13 tuổi bắt đầu uống rượu sẽ khả năng cao phụ thuộc vào chất này khi lớn lên. Rượu có thể làm chậm chức năng hệ thần kinh trung ương do nó là một loại thuốc giảm đau. Uống rượu trong độ tuổi vị thành niên có thể ảnh hưởng xấu đến thay đổi nhận thức, cảm xúc, chuyển động, thị giác và thính giác.
Hơn nữa, nếu tiêu thụ một lượng lớn rượu bia, bạn có thể bị tổn thương não bộ và chức năng gan. Lạm dụng bia rượu quá mức có thể khiến trẻ vị thành niên dễ dàng bị trầm cảm. Những tác hại có thể xảy ra như ngủ quá nhiều, bất tỉnh, khó thở, tuột đường huyết, động kinh và thậm chí là tử vong.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát chúng bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên là gì?
Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
- Cảm thấy đờ đẫn do sử dụng ma túy;
- Sử dụng những loại ma túy nguy hiểm hoặc có nguy cơ nguy hiểm cao;
- Vi phạm pháp luật do sử dụng ma túy;
- Gặp vấn đề trong các mối quan hệ;
- Liều dùng ma túy ngày càng cao;
- Sử dụng ma túy nhằm để tránh hay làm giảm cảm giác khó chịu khi phải cai nghiện;
- Mất kiểm soát;
- Vẫn tiếp tục sử dụng dù biết ma túy là có hại cho sức khỏe;
- Không thể sống nếu không có ma túy;
- Cảm giác lẻ loi trong các hoạt động.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên?
Rất nhiều thanh thiếu niên thường xuyên uống rượu vì muốn đua đòi theo bạn bè. Bạn sẽ thấy thư giãn, thoải mái hơn trong xã hội và dễ dàng vượt qua xấu hổ chỉ với một ít rượu. Tuy nhiên, khi bạn uống rượu quá nhiều, những tác hại không tốt sẽ thay thế những lợi ích trên. Bạn sẽ bị ngộ độc rượu nếu uống quá nhiều trong một thời ngắn. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc rượu là ói mửa dữ dội.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này bao gồm:
- Mắt đỏ hoặc giãn đồng tử;
- Gặp vấn đề ở trường học;
- Mất tiền hoặc các đồ vật có giá trị;
- Bị cô lập, xa lánh, tức giận hay chán nản;
- Bị bạn bè cô lập;
- Bí mật tham gia nhóm có sử dụng chất gây nghiện;
- Không còn hứng thú với sở thích cũ;
- Nói dối về những sở thích hay hoạt động mới;
- Luôn muốn ở một mình, khóa của phòng, tránh tiếp xúc bằng mắt hay lén lút.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên?
Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ thường dựa vào các tiêu chuẩn trong cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn tâm thần (DSM-5)
Những phương pháp nào giúp điều trị tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên?
Tuổi dậy thì ở trẻ có thể là giai đoạn mới và đầy thử thách đối với cuộc sống gia đình. Các bậc phụ huynh và người giám hộ cần biết được họ có ảnh hưởng rất lớn đối với dự phát triển của trẻ ở giai đoạn này. Con trẻ không phải là người duy nhất có những thay đổi về thể chất và tinh thần, bố mẹ cũng cần phải thay đổi cách cư xử của mình khi trẻ ở tuổi vị thành niên. Sẽ thật tuyệt vời nếu bố mẹ chủ động thay đổi để thích ứng với các thử thách trong giai đoạn phát triển này của trẻ, đặc biệt là những người từng có kinh nghiệm hay đã từng sử dụng qua bia rượu và các chất gây nghiện.
Hơn nữa, bố mẹ nên động viên và cho các con biết rõ về tác hại của các chất gây nghiện, thuốc lá cũng như bia rượu. Bạn đừng ngại nói chuyện thẳng thắn với trẻ về vấn đề này, ngay cả khi con bạn đang sử dụng ma túy hay bia rượu. Quan trọng hơn, bạn phải để trẻ hiểu rằng những quy định và kì vọng của mình đều xuất phát từ yêu thương và quan tâm đến sự phát triển của các con. Bạn cũng nên quan tâm đến những sở thích, bạn bè và các hoạt động xã hội của con mình. Bạn nên dành thời gian với các con và làm tấm gương tốt cho trẻ. Thậm chí, nếu trẻ đang lạm dụng chất gây nghiện thì những hành vi tốt của bố mẹ và gia đình cũng ảnh hưởng đến trẻ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niện?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Có lối sống cân bằng;
- Không uống rượu và hút thuốc;
- Tập thể dục;
- Có chế độ ăn uống hợp lý;
- Kết nối với xã hội;
- Tránh căng thẳng;
- Hãy gần gũi và nói chuyện thường xuyên với gia đình và người thân.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.