Thai nhi 27 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.76) - 84 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi

Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ bông súp lơ. Thời điểm 27 tuần tuổi, bé rất khỏe khoắn, nặng gần 900g và dài khoảng 36,8 cm.

Ở tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ ba, bé sẽ có hình dạng trông tương tự như khi được sinh ra, nhưng gầy hơn và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ thống miễn dịch của bé vẫn cần phải hoàn thiện, nhưng nếu được sinh ra bây giờ, bé vẫn có cơ hội sống cao.

Khả năng nghe của bé tiếp tục phát triển, bé có thể bắt đầu nhận ra giọng nói của mẹ cũng như của bố. Những âm thanh bé nghe có thể không rõ ràng vì tai bé vẫn còn được bao phủ bởi lớp sáp dày bảo vệ da bé khỏi bị nứt bởi nước ối.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 27

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Cơ thể mẹ bầu vào tuần thai thứ 27 vẫn nuôi dưỡng và bảo vệ bé một cách bản năng trong thời kỳ mang thai, nhưng việc chăm sóc cho trẻ mới sinh là một kỹ năng chỉ có được thông qua việc học hỏi. Hãy xem xét việc đăng ký các lớp học sinh nở tại các trung tâm cộng đồng địa phương hoặc bệnh viện để tìm hiểu về các chủ đề như chuyển dạ, các phương án giảm đau, những gì mong đợi sau khi sinh con, những vấn đề thông thường ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa trẻ phá, cho bú sữa mẹ và sữa bột hay sơ cứu và hô hấp nhân tạo khi bé bị nghẹn. Hãy học tất cả những gì có thể về sinh nở và trẻ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt là nếu mẹ đang làm mẹ lần đầu tiên.

Cơ thể lúc này vẫn giống tuần thai 26, mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ, dễ bị ợ nóng và mỗi đêm đi tiểu 2–3 lần do tử cung chèn ép vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên gây kích thích bộ phận này khiến mẹ tiểu nhiều và lắt nhắt.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Giai đoạn từ giữa đến cuối thai kỳ, đặc biệt là vào tuần thai thứ 27, bé bắt đầu ổn định tại một vị trí thích hợp cho việc sinh. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đầu của bé và trọng lượng tử cung của mẹ sẽ phải nằm ổn định trên dây thần kinh hông ở phần dưới cột sống của mẹ. Như vậy việc đau thần kinh tọa có thể dẫn đến tình trạng nhói đau, ngứa ran, tê ở mông hoặc lưng dưới và lan xuống một trong hai chân của mẹ. Để di chuyển em bé ra khỏi vùng dây thần kinh và làm giảm đau thần kinh tọa, mẹ hãy thử các mẹo sau:

Ngồi:

Việc giải thoát cho đôi chân của mẹ khỏi phải hoạt động có thể giảm bớt một số cơn đau chân và đau lưng kết hợp với đau thần kinh tọa. Nằm xuống cũng có thể làm giảm áp lực này, miễn là mẹ tìm ra vị trí mình cảm thấy tốt nhất.

Làm ấm:

Một miếng dán nhiệt đặt lên chỗ mẹ cảm thấy đau có thể giúp xoa dịu cơn đau. Việc ngâm mình lâu trong bồn nước ấm cũng có tác dụng tương tự.

Tập thể dục:

Nghiêng xương chậu hoặc làm một số động tác co duỗi cũng có thể giúp mẹ cởi bỏ áp lực đang phải chịu đựng.

Bơi lội:

Bơi lội và tập thể dục dưới nước không mang trọng lượng nên chúng đặc biệt tốt khi mẹ bị đau hông. Bơi sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở lưng và hỗ trợ cho việc giảm đau.

Các phương pháp khác:

Các liệu pháp như châm cứu, nắn khớp xương hoặc massage trị liệu có thể giúp giảm đau thần kinh tọa cho mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 27 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Thai nhi của mẹ đã được 27 tuần tuổi. Mặc dù đến thời điểm này, nguy cơ sinh non là khá thấp, nhưng mẹ vẫn nên hết sức lưu ý các dấu hiệu của sinh non như:

  • Chuột rút thường xuyên như trong kỳ kinh nguyệt, có kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu
  • Co thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí
  • Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu
  • Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực trên xương chậu, đùi hoặc háng
  • Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.

Trong thực tế, đa số phụ nữ có các triệu chứng sinh non thường không sinh sớm. Nhưng chỉ bác sĩ mới có thể chắc chắn về điều này, vì vậy mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ. Việc gọi bác sĩ luôn là cách tốt nhất để chắc chắn rằng mọi thứ đều an toàn.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Một vài xét nghiệm mới sẽ được tiến hành kiểm tra đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi 27 tuần tuổi, kết quả có được sẽ được so sánh với các chỉ số cũ. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể mong đợi bác sĩ thực hiện các kiểm tra như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách của bác sĩ:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Giãn tĩnh mạch ở chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Vắc xin chống bệnh bạch hầu
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường
  • Lập danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ về tuần thai 27.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 27

Mẹ bầu 27 tuần cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Nhổ lông bằng phương pháp điện phân

Mẹ có lẽ không biết nhổ lông bằng điện phân có an toàn cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ hay không. Không có đủ bằng chứng nghiên cứu để xác định trường hợp này. Nhổ lông bằng điện phân đã được biết đến khoảng hơn 100 năm và trong suốt thời gian đó không có bất kỳ trường hợp báo cáo ảnh hưởng tiêu cực của phương pháp này tới việc mang thai. Vì vậy, nếu mẹ có quá nhiều lông mặt và thực sự muốn tẩy đi trong khi mang thai, những rủi ro khi sử dụng phương pháp điện phân là rất nhỏ.

2. Làm móng

Mẹ rất muốn làm điệu với móng tay bột acrylic trong các salon? Hãy cẩn thận vì làm móng tay bột acrylic mẹ sẽ dễ bị nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn trong hoặc xung quanh móng tay. Đây là những vấn đề tiềm ẩn với việc đắp bột móng tay acrylic, ngay cả khi mẹ không mang thai. Mặc dù nó có thể không có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi 27 tuần tuổi, nhưng tốt nhất là mẹ hãy chờ đợi cho đến khi sinh xong thì hãy làm đẹp bằng phương pháp này.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Cùng tìm hiểu bà bầu bị trĩ có nên sinh thường

(19)
Phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian mang thai và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị trĩ. Tùy vào mức độ ... [xem thêm]

Thực đơn ăn chay khi mang thai dinh dưỡng cho mẹ bầu

(65)
Ăn chay khi mang thai liệu có cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh? Do vậy, nếu mẹ theo chế độ ăn chay trong suốt thai kỳ, ... [xem thêm]

3 loại acid béo omega-3 quan trọng bạn cần biết

(27)
Trong 11 loại acid béo omega-3, có 3 loại đóng vai trò quan trọng nhất đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể và mang nhiều lợi ích sức khỏe khác.Omega-3 ... [xem thêm]

Meloxicam và những vấn đề bạn cần cẩn trọng

(45)
Việc hiểu biết về hai mặt lợi và hại của Meloxicam sẽ giúp bạn nắm rõ được liệu trình điều trị cũng như phòng ngừa những tác dụng phụ nguy hiểm có ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân bà bầu bị trào ngược dạ dày và cách cải thiện

(74)
Bà bầu bị trào ngược dạ dày hoặc trào ngược dạ dày khi mang thai là một trong những vấn đề tiêu hóa khá phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải.Đối ... [xem thêm]

Lở miệng lâu không lành: coi chừng mắc liken phẳng

(22)
Bệnh liken phẳng (phát ban da) là một bệnh da liễu mãn tính gây tổn thương ở da và niêm mạc miệng. Bệnh chỉ mang tính tạm thời, kéo dài trung bình khoảng 10 ... [xem thêm]

Điểm danh 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

(79)
Da người là “đất sống” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Bình thường các loại vi khuẩn này không gây bệnh nhưng khi gặp điều ... [xem thêm]

5 cách chăm sóc da nhạy cảm cần thay đổi ngay

(61)
Cách chăm sóc da khỏe mạnh là điều mà chúng ta quan tâm nhiều nhất. Chúng ta chăm sóc làn da mỗi ngày, chi rất nhiều tiền cho các sản phẩm chăm sóc da và trang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN