Viễn thị

(4.29) - 57 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viễn thị là bệnh gì?

Tật viễn thị là tình trạng khi mắt bạn không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Viễn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Trong một số trường hợp viễn thị nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể nhìn những thứ ở khoảng cách rất xa. Viễn thị có thể di truyền trong gia đình. Triệu chứng của tật này khá giống với tật lão thị ở người già.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của của viễn thị là gì?

Những triệu chứng thường gặp của viễn thị bao gồm:

  • Thấy mờ khi nhìn các vật thể ở khoảng cách gần;
  • Đau nhức quanh vùng mắt và mỏi mắt;
  • Lo âu, mệt mỏi;
  • Đau đầu hoặc chóng mặt sau khi đọc sách;
  • Một số trẻ có thể bị lác mắt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc khi tật viễn thị ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của bạn, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám mắt định kỳ để xem có vấn đề nào với mắt hay không. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viễn thị?

Viễn thị xảy ra khi hình ảnh thu được hiển thị ở phía sau võng mạc thay vì hiển thị ngay trên nó như bình thường. Tình trạng này có thể do:

  • Trục của mắt quá ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong;
  • Nhân mắt nằm xa hơn bình thường so với đáy mắt;
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể do một số tình trạng sức khỏe khác như bệnh võng mạc hoặc khối u mắt gây ra viễn thị.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tật viễn thị?

Tật viễn thị là một tật phổ biến của mắt và có thể ảnh hưởng đến bất kì độ tuổi nào nhưng thường là ở trẻ em. Bệnh có thể được cải thiện qua tuổi tác hoặc giảm thiểu một số tác nhân nguy cơ. Tốt hơn hết là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tật viễn thị?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tật viễn thị, chẳng hạn như:

  • Yếu tố di truyền: bạn sẽ dễ bị viễn thị hơn nếu cha mẹ của bạn cũng bị viễn thị;
  • Nếu bạn mắc bệnh võng mạc hoặc đang có khối u mắt.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viễn thị?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám mắt, hỏi về tầm nhìn và tiến hành kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đồng tử và nhân mắt để kiểm tra khả năng nhìn của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viễn thị?

Viễn thị ở trẻ em thường không cần đến điều trị vì mắt của trẻ lúc này khá linh hoạt và bệnh sẽ được cải thiện từ từ theo thời gian.

Với người lớn, cách điều trị đơn giản nhất đó là sử dụng kính áp tròng hoặc keo mắt kiếng để điều chỉnh thị lực.

Với những người không muốn đeo kiếng, bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thực hiện điều trị bằng laser để chữa trị giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc. Tuy nhiên phương pháp này không an toàn như đeo kính vì có thể xảy ra một số biến chứng sau đây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất:

  • Tầm nhìn bị điều chỉnh quá mức;
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn;
  • Nhiễm trùng;
  • Khô mắt;
  • Một biến chứng hiếm gặp phải là bị mù.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế viễn tị?

Bạn không thể ngăn chặn tật viễn thị nhưng bạn có thể bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn của mình với một số mẹo nhỏ sau:

  • Khám mắt định kì;
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính như tiểu đường hay tăng huyết áp vì chúng có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn;
  • Hiểu rõ các triệu chứng để điều trị càng sớm càng tốt;
  • Đeo mắt kính hoặc kính áp tròng;
  • Sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn uống với những thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh hút thuốc để bảo vệ mắt, bạn cũng cần nhớ nên học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Filippi

(10)
Tìm hiểu chungHội chứng Filippi là gì?Hội chứng Filippi là một rối loạn di truyền rất hiếm gặp biểu hiện ngay từ khi mới sinh ra (bẩm sinh). Đặc trưng của ... [xem thêm]

Ung thư niệu quản

(79)
Tìm hiểu chungUng thư niệu quản là gì?Ung thư niệu quản là ung thư hình thành trong ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Ung thư có thể phát triển ... [xem thêm]

Viêm cổ tử cung

(51)
Cùng với viêm âm đạo, viêm cổ tử cung là bệnh cũng rất thường gặp trong bệnh lý phụ khoa. Triệu chứng viêm cổ tử cung khá giống viêm âm đạo, bao gồm ra ... [xem thêm]

Động mạch ngoại biên (PAD)

(36)
Định nghĩaBệnh động mạch ngoại biên là bệnh gì?Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh lý trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến ... [xem thêm]

Mệt mỏi

(50)
Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ ... [xem thêm]

Nhân giáp

(98)
Tìm hiểu chungNhân giáp là bệnh gì?Nhân giáp là các khối tròn hoặc bầu dục trong tuyến giáp, có thể do tình trạng sưng mạn tính hoặc xơ hóa mô phần bất ... [xem thêm]

Hạ đường huyết

(57)
Hầu hết mọi người đều cho rằng hạ đường huyết chỉ xảy ra khi bạn đang đói. Tuy nhiên, thực tế tình trạng này có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm ... [xem thêm]

Viêm túi thừa

(68)
Tìm hiểu chungViêm túi thừa là bệnh gì?Ruột già (đại tràng) là phần cuối cùng của đường tiêu hóa, chúng thực hiện nhiệm vụ hấp thụ nước và vitamin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN