Meloxicam và những vấn đề bạn cần cẩn trọng

(4.15) - 45 đánh giá

Việc hiểu biết về hai mặt lợi và hại của Meloxicam sẽ giúp bạn nắm rõ được liệu trình điều trị cũng như phòng ngừa những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

Các bệnh nhân cần chú ý đến những vấn đề sau đây nếu muốn sử dụng Meloxicam trong quá trình điều trị giảm đau hay viêm của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích bao gồm tác dụng của Meloxicam, những cảnh báo từ thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc và liều dùng.

Tác dụng của thuốc

Meloxicam thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc này được dùng để điều trị viêm khớp bằng cách làm giảm các chất gây viêm gây ra đau đớn, sưng tấy hay làm cứng khớp. Thông thường, có hai loại bệnh viêm khớp thường được điều trị bằng Meloxicam là thấp khớp và thoái hóa khớp. Ngoài ra, Meloxicam còn được dùng để điều trị bệnh gút. Trẻ nhỏ hơn hai tuổi mắc viêm khớp dạng thấp cũng có thể dùng Meloxicam.

Cảnh báo

Bạn cần nói với bác sĩ hoặc nhân viên bán thuốc về tình trạng dị ứng của mình, đặc biệt khi dị ứng với Meloxicam, aspirin hay các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vì các thành phần trong thuốc có thể gây dị ứng hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Bạn cần báo với người tư vấn sức khỏe về tiền sử bệnh lý của mình trước khi sử dụng Meloxicam để chắc rằng liều thuốc bạn sử dụng sẽ an toàn. Và bạn đừng quên nói với bác sĩ các căn bệnh bạn đang mắc phải như hen suyễn; các bệnh liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim, bệnh thận, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết, huyết khối; hay các vấn đề liên quan đến dạ dày, ruột, thực quản, như chảy máu, loét, ợ chua và phù.

Một vài cảnh báo bạn cần để tâm khi đang sử dụng Meloxicam

  • Thỉnh thoảng, Meloxicam có thể ảnh hưởng đến thận. Nếu bạn đang trong tình trạng mất nước, suy tim, hoặc đang mắc các bệnh về thận thì nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ sẽ tăng cao. Việc thông báo với bác sĩ sớm nhất nếu thấy có sự bất thường trong nước tiểu là điều vô cùng quan trọng. Và bạn cần uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước xảy ra;
  • Meloxicam làm tăng khả năng lên cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đặc biệt là cho những bệnh nhân đã sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc đã có tiền sử về bệnh tim. Nếu bạn sắp hoặc vừa phẫu thuật tim bắc cầu, bạn không được sử dụng loại thuốc này;
  • Meloxicam có thể làm chảy máu dạ dày và chảy máu đường ruột, đặc biệt ở người cao tuổi. Nếu bạn sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá hằng ngày thì khi sử dụng Meloxicam, rủi ro cho việc loét dạ dày sẽ tăng cao. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế hai tác nhân nêu trên;
  • Meloxicam có thể làm bạn choáng và trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn nên cẩn thận với các hoạt động hằng ngày và đừng quên sử dụng kem chống nắng khi ra đường;
  • Meloxicam còn có thể làm chậm chu kỳ rụng trứng. Nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai, bạn không nên sử dụng loại thuốc này;
  • Với phụ nữ mang thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ kỹ lưỡng vì Meloxicam có thể tổn thương đến thai nhi. Với những người mẹ đang cho con bú, cũng nên tránh sử dụng thuốc này vì tác dụng của thuốc có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ.

Tác dụng phụ

Một vài tác dụng phụ phổ biến của Meloxicam:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi;
  • Tiêu chảy, táo bón;
  • Chóng mặt;
  • Các triệu chứng giống của bệnh cảm lạnh hay cúm.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn mà bạn nên biết để ngừng sử dụng Meloxicam ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ như:

  • Dễ bị các vết bầm xuất hiện trên da;
  • Có những cơn nhức đầu dai dẳng/nặng;
  • Tâm trạng thay đổi thất thường;
  • Tăng cân một cách đột ngột;
  • Vùng bàn tay hay bàn chân bị phù;
  • Dấu hiệu liên quan các bệnh về thận như thay đổi lượng nước tiểu;
  • Dấu hiệu liên quan đến các bệnh về gan như buồn nôn, đau dạ dày, ngứa, cảm giác mệt mỏi, triệu chứng giống cúm, ăn không ngon miệng, biếng ăn;
  • Căng cứng ở cổ không nguyên do;
  • Mệt mỏi một cách bất chợt.

Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào dưới đây, bạn cần gọi cấp cứu ngay:

  • Hắt hơi, nhảy mũi, nghẹt mũi;
  • Khó thở, thở gấp hoặc các vấn đề về thở;
  • Phát ban;
  • Vùng mặt, môi, lưỡi hay cổ họng bị sưng;
  • Các cơn đau ngực lan ra hàm và bả vai, cơn tê ở một nửa người;
  • Bất chợt yếu liệt ở một bên của cơ thể;
  • Mất khả năng giao tiếp, thở gấp.

Chúng đều là những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hay bệnh đột quỵ.

Tương tác thuốc

Việc tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trị liệu cũng như làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ. Một vài loại thuốc có thể tương tác với Meloxicam như:

  • Aliskiren;
  • Thuốc ức chế ACE (như captopril, lisinopril);
  • Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (như losartan, valsartan);
  • Cidofovir;
  • Lithium;
  • Methotrexate (liều lượng cao);
  • Thuốc nước (thuốc lợi tiểu như furosemide).

Liều dùng

Thông thường người lớn sử dụng Meloxicam cho thấp khớp theo liều:

  • Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc: uống 7,5 mg mỗi ngày;
  • Liều dùng để duy trì: uống 7,5 mg mỗi ngày;
  • Liều dùng tối đa: uống 15 mg mỗi ngày.

Liều dùng cho trẻ em khi mắc thấp khớp:

  • Lớn hơn hoặc bằng 2 tuổi: uống 0,125 mg/kg mỗi ngày;
  • Liều dùng tối đa: Uống 7,5 mg mỗi ngày.

Meloxicam có thể mang đến những tác dụng phụ nguy hiểm cho người sử dụng, nhưng việc hiểu rõ tác dụng của thuốc cũng như khi nào các phản ứng phụ có thể xảy ra vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ và đừng quên cảnh giác khi có bất kỳ triệu chứng nào bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hở van tim 3 lá 1/4: Chớ tưởng nhẹ mà xem thường!

(17)
Có đến 70% người khỏe mạnh bị hở van tim 3 lá 1/4 hay còn gọi là hở van sinh lý, đây chính là mức hở van nhẹ nhất nên bác sĩ thường không chỉ định ... [xem thêm]

Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?

(47)
Chắc hẳn ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời mà đậu nành mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu nành không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ... [xem thêm]

Bệnh nhân ung thư nên làm gì khi thực hiện hóa xạ trị?

(47)
Nếu không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, bệnh nhân sẽ rất dễ bỏ cuộc khi trải qua giai đoạn điều trị ung thư hóa xạ ... [xem thêm]

Sự tổn thương ở dây thần kinh tọa

(54)
Các dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn bắt nguồn từ tủy sống và kéo dài dọc theo chiều dài bắp vế. Hầu hết ở các động vật có xương sống, các ... [xem thêm]

Những điều bạn cần lưu ý về xuất huyết não

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

7 điều bạn cần thuộc nằm lòng khi tự nhuộm tóc tại nhà

(60)
Bạn đang chuẩn bị nhuộm tóc tại nhà để thay đổi hình ảnh vào năm mới? Hãy lưu ý những một số nguyên tắc quan trọng để tránh làm hỏng mái tóc khỏe ... [xem thêm]

5 chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trên 6 tháng tuổi

(44)
Bé yêu đang lớn lên và phát triển từng ngày. Vậy nên, con cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng ... [xem thêm]

Bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

(81)
Bố mẹ không thể xem nhẹ bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ bởi đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong.Trong vài năm đầu đời, hệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN