Cùng tìm hiểu bà bầu bị trĩ có nên sinh thường

(4.44) - 19 đánh giá

Phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian mang thai và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị trĩ. Tùy vào mức độ bệnh mà mẹ bầu vẫn có thể sinh con theo cách tự nhiên.

Bệnh trĩ hình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn quá mức, thường dễ xảy ra trong thời gian mang thai. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba, khi tử cung bắt đầu mở rộng và gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Bệnh trĩ thường gây đau đớn, khó chịu, ngứa hậu môn hay chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện. Khi cơ thể đang phải trải qua rất nhiều sự thay đổi thể chất trong lúc mang thai, bạn chắc chắn không mong muốn bệnh trĩ xuất hiện. Thế nhưng, tin đáng mừng là căn bệnh này thường không gây hại cho sức khỏe của bạn và em bé trong bụng. Bên cạnh đó, bệnh trĩ thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Mặc dù quá trình rặn đẩy khi chuyển dạ có thể làm triệu chứng trĩ nặng thêm nhưng phần lớn trường hợp sẽ tự lành sau khi bạn sinh con.

Một số phụ nữ mắc bệnh trĩ lần đầu tiên khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn từng bị trĩ trước đó, khả năng cao là bệnh sẽ tái phát trong thai kỳ.

Vì sao bà bầu thường mắc bệnh trĩ?

Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần và bắt đầu tạo áp lực lên xương chậu. Sự tăng trưởng này cũng gây áp lực lớn đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, lâu dần tĩnh mạch bị giãn quá mức, sưng lên và gây đau.

Lượng hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ cũng có khả năng góp phần vào sự phát triển bệnh trĩ vì nó làm giãn thành tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị sưng. Thể tích máu gia tăng khiến tĩnh mạch mở rộng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai.

Ba lý do phổ biến khác khiến bà bầu bị trĩ là:

  • Căng thẳng trong khi đi đại tiện
  • Áp lực do tăng trọng lượng cơ thể khi mang thai
  • Ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài

Đặc biệt ở những mẹ bầu hay bị táo bón, bệnh trĩ rất dễ xuất hiện. Theo một công bố trên tạp chí BMJ Clinical Evidence, có đến 38% phụ nữ mang thai bị táo bón tại một số thời điểm trong thai kỳ. Một trong những nguyên nhân gây táo bón khi mang thai là do tử cung phát triển ép lên ruột. Các sản phẩm bổ sung sắt cũng có thể góp phần gây táo bón. Do đó, bạn nên cung cấp thêm sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tác dụng phụ.

Thay đổi hormone trong thai kỳ cũng làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho táo bón dễ xảy ra.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Tuy nằm gần cơ quan sinh dục nhưng bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con tự nhiên ở phụ nữ. Nhìn chung, bà bầu bị trĩ hoàn toàn có thể sinh thường được. Trong trường hợp búi trĩ sưng quá to, gây nhiều đau đớn đến mức khó đi đại tiện thì bạn nên nhờ đến sự can thiệp từ phẫu thuật y khoa. Lưu ý, mẹ bầu cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh mới nên tiến hành cắt búi trĩ để cho các cơ ở hậu môn trở về trạng thái bình thường. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá mức độ của búi trĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn muốn biết bà bầu bị trĩ có sinh thường được không hay bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản hay không, điều đó còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Trường hợp bệnh trĩ mới bắt đầu với các triệu chứng nhẹ, không gây nhiều khó khăn khi hoạt động thì mẹ bầu vẫn có thể sinh thường tự nhiên. Lúc đó, bệnh hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé.

Thế nhưng khi bệnh trĩ ở mức độ nghiêm trọng, việc dùng sức rặn đẻ có thể làm búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và gây tổn thương hậu môn. Lúc đó, mẹ bầu nên chuyển sang phương pháp sinh mổ. Nếu bạn vẫn cố dùng sức sinh em bé, hậu môn có thể bị tổn thương dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng.

Đối với một số trường hợp đặc biệt, bạn cần phải xử lý búi trĩ trước khi sinh hoặc ngay khi sinh và bác sĩ sẽ đánh giá, cân nhắc nguy cơ cũng như lợi ích có thể xảy ra:

  • Khi bị trĩ ngoại tắc mạch: Bình thường, tình trạng này cần phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Tuy nhiên, điều trị ở phụ nữ mang thai chỉ nên dùng biện pháp gây tê tại chỗ để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Gây tê tủy sống có thể tác động đến thai nhi gây sẩy thai hoặc sinh non. Trường hợp này, bác sĩ sản khoa và chuyên khoa tiêu hóa sẽ hội chẩn để có được phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất.
  • Trĩ ở mức độ IV có chảy máu: Bác sĩ sẽ dùng những cách xử trí tạm thời như kê các thuốc co mạch, tăng sức bền thành mạch, thuốc giảm đau, cầm máu… tùy từng người bệnh. Đồng thời, hướng dẫn bạn các biện pháp giúp co búi trĩ và cầm máu có thể thực hiện tại nhà như ngâm nước ấm để chờ đến sau khi sinh sẽ chữa trị.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ thường tự khỏi sau khi mang thai nhưng một số cách dưới đây có thể giúp bà bầu bị trĩ giảm đau và ngứa, bớt cảm thấy khó chịu.

  • Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày. Bạn có thể sử dụng một chậu nhỏ đặt vừa trên bệ bồn cầu và cho vào đó một ít nước ấm để ngồi ngâm vùng mông.
  • Chườm lạnh vùng hậu môn nhiều lần trong ngày. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm sưng và đau ở búi trĩ.
  • Giữ hậu môn sạch sẽ, khô ráo. Hãy sử dụng khăn ẩm hoặc khăn lau cho em bé để làm sạch khu vực hậu môn sau khi đi đại tiện. Việc này giúp bạn cảm thấy bớt đau hơn so với dùng khăn giấy khô. Lưu ý, bạn nên thấm nhẹ (thay vì chùi mạnh) hậu môn cho khô ráo sau khi tắm hoặc đi vệ sinh vì môi trường ẩm ướt quá mức có thể khiến búi trĩ bị kích ứng.
  • Sử dụng các thuốc bôi trĩ. Một số thuốc bôi ngoài có thể được sử dụng cho bà bầu bị trĩ để giảm đau, ngứa quanh hậu môn. Tuy nhiên, trước khi muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ sản khoa vì cơ thể khi mang thai rất nhạy cảm.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết “Những bí kíp giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo bệnh trĩ khi mang thai“.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

(47)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Quan hệ chưa xuất tinh có thai không? Sự thật bất ngờ!

(21)
Quan hệ chưa xuất tinh có thai không? Hầu như mọi người đều nghĩ rằng đàn ông không xuất tinh khi quan hệ tình dục thì người nữ không có khả năng thụ ... [xem thêm]

Suy giảm nhận thức nhẹ

(57)
Tìm hiểu chungSuy giảm nhận thức nhẹ là gì?Suy giảm nhận thức nhẹ là giai đoạn trung gian giữa suy giảm nhận thức dự kiến do lão hóa tự nhiên và suy giảm ... [xem thêm]

Giải mã cảm xúc của người bệnh ung thư

(34)
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ... [xem thêm]

7 lý do khiến con gái khóc khi quan hệ

(74)
Những giọt nước mắt của nàng khi đang quan hệ có thể khiến các chàng bối rối không hiểu nguyên nhân. Thật ra, con gái khóc khi quan hệ không phải lúc nào ... [xem thêm]

Chị em “lên đỉnh” dễ dàng chỉ với 2 bước

(100)
Một số người cho rằng sự cực khoái ở âm đạo chỉ có ở những người phụ nữ trưởng thành, trong khi khoái cảm ở âm vật sẽ chỉ xuất hiện ở những ... [xem thêm]

5 bài kiểm tra sức khỏe bạn nên làm trước khi cưới

(69)
Kiểm tra sức khỏe trước khi cưới không những giúp bạn phòng ngừa nhiều chứng bệnh mà còn cảm thấy an tâm hơn khi bắt đầu xây dựng mái ấm nhỏ của ... [xem thêm]

Kiểm tra ngay 8 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu kali

(14)
Kali là một trong những chất vô cùng cần thiết để cơ thể bạn hoạt động bình thường. Kali giúp tạo sức cho cơ, vận hành hệ thần kinh và giúp tim mạch ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN