Lở miệng lâu không lành: coi chừng mắc liken phẳng

(4.11) - 22 đánh giá

Bệnh liken phẳng (phát ban da) là một bệnh da liễu mãn tính gây tổn thương ở da và niêm mạc miệng. Bệnh chỉ mang tính tạm thời, kéo dài trung bình khoảng 10 năm và thường gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 60.

Các biểu hiện tổn thương điển hình trên da là các nốt sẩn hoặc khối u nhỏ, ngứa, bề mặt nhẵn bóng có màu đỏ tím thường xuất hiện ở cánh tay và đùi. Đối với trong miệng (còn được gọi là liken phẳng ở niêm mạc miệng) bệnh chia làm hai dạng cơ bản như sau:

  • Liken phẳng dạng lưới: Các nốt sần màu trắng sữa hình mạng lưới xuất hiện ở mặt trong của má, nướu răng, và lưỡi. Thông thường, dạng này không cần điều trị. Nó không có biến chứng và không gây đau đớn.
  • Liken phẳng xói mòn: nguyên nhân gây ra các vết loét. Vết loét có thể hình thành trên niêm mạc miệng hoặc trên má, lưỡi và nướu răng giống như dạng lưới. Liken phẳng xói mòn cần phải được điều trị. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống viêm mạnh dùng tại chỗ để giúp bạn giảm đau.

Nguyên nhân thật sự gây ra liken phẳng vẫn chưa rõ. Các chuyên gia nghi ngờ rằng, các tế bào miễn dịch – bảo vệ bạn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus – đã tấn công da hoặc niêm mạc miệng, từ đó gây ra liken phẳng.

Dấu hiệu và triệu chứng của liken phẳng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của liken phẳng trong miệng có thể ảnh hưởng đến màng nhầy của miệng.

Các tổn thương có thể có hình dạng như: các mô liên kết lại thành những mảng rộng màu trắng, có dạng lưới hoặc những mảng đỏ, sưng, đau; vết loét hở.

Các tổn thương này có thể xuất hiện ở vị trí thường gặp nhất là: bên trong má; nướu; lưỡi; mô trong của môi; vòm miệng.

Các vết loét hở và thương tổn có màu đỏ, viêm có thể gây cảm giác nóng rát hoặc đau. Các mảng màu trắng, ren có thể không gây ra cảm giác khó chịu khi chúng xuất hiện ở mặt trong của má nhưng có thể gây đau khi lan sang lưỡi.

Ngoài ra, các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Thay đổi trong khẩu vị hoặc vị giác suy giảm nếu lưỡi bị ảnh hưởng;
  • Nhạy cảm với thức ăn nóng và cay;
  • Chảy máu và ê buốt khi đánh răng;
  • Viêm nướu.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị liken phẳng?

Bên cạnh điều trị y khoa và nha khoa, các phương pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng răng miệng của bạn hoặc giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng tái phát. Bạn nên:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt. Giữ miệng của bạn sạch sẽ để giảm các triệu chứng của bệnh và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Chải răng nhẹ nhàng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Kiểm tra răng miệng định kỳ hai lần một năm hoặc thường xuyên hơn theo chỉ dẫn của nha sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Giảm bớt các loại thực phẩm có vị cay và có tính axit, vì chúng có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Hạn chế hoặc ngưng sử dụng caffeine, rượu hay thuốc lá.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn gặp những triệu chứng sau đây:

  • Có vết lở loét bên trong miệng mà không lành;
  • Có đốm trắng hay đỏ trong miệng của bạn;
  • Đau miệng;
  • Chảy máu thường xuyên trong miệng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa;
  • Bất kỳ thay đổi trong miệng mà bạn có thể cảm nhận được;
  • Có tổn thương hoặc vết loét trên da, bộ phận sinh dục, da đầu và móng tay của bạn;
  • Tổn thương như màng trong suốt ở mắt (kết mạc) mà không rõ nguyên nhân;
  • Viêm ống tai mà không được điều trị hoặc không được chẩn đoán rõ ràng.

Làm thế nào để tránh bị liken phẳng?

Rất khó để phòng ngừa liken phẳng ở miệng, nhưng bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giữ cho lớp niêm mạc miệng của bạn luôn khỏe mạnh:

  • Dừng hút thuốc lá (nếu bạn hút thuốc);
  • Tránh các loại thức uống có cồn;
  • Có chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả.

Bạn cũng nên duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách chải răng ít nhất hai lần một ngày, và thường xuyên kiểm tra răng, để phát hiện các vấn đề bất ổn liên quan tới răng miệng nhằm lên kế hoạch điều trị kịp thời.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc như thế nào sau điều trị tái tạo bề mặt da?

(70)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Đau nhức toàn thân: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

(72)
Đau nhức toàn thân là hiện tượng hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Cảm giác toàn thân ê ẩm, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường ... [xem thêm]

9 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ phụ nữ

(58)
Là một phụ nữ hiện đại, chắc hẳn mối quan tâm của bạn không chỉ là gia đình và công việc mà còn là sức khỏe của bản thân. Mách nhỏ cho bạn, không ... [xem thêm]

Cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non

(71)
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ sinh non phải chào đời trong khi các cơ quan đều chưa phát triển hoàn thiện hoặc thậm chí có trẻ ... [xem thêm]

Những cảnh báo không nên bỏ qua khi uống trà đen trong thai kỳ

(33)
Ở Việt Nam, trà vốn dĩ là một thức uống quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ngoài trà xanh, trà đen cũng là một sự lựa chọn được nhiều người ... [xem thêm]

Làm thế nào để ngăn ngừa tăng sắc tố da?

(48)
Dưới cái nắng oi bức ở Việt Nam, làn da của bạn có thể bị thâm sạm và trông mất đi vẻ đẹp quyến rũ. Vậy bạn đã biết những cách làm sáng da để ... [xem thêm]

Những triệu chứng thiếu máu bạn không thể bỏ qua

(53)
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô của cơ thể. Bị thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy ... [xem thêm]

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?

(30)
Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc bởi một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm các triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN