Điểm danh 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

(3.71) - 79 đánh giá

Da người là “đất sống” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Bình thường các loại vi khuẩn này không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tăng độc tính và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn là tình trạng khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Thủ phạm chính gây ra những bệnh này là tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Mỗi bệnh sẽ có những hình thái khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, loại vi khuẩn và độ tuổi của người bệnh. Để giúp bạn hiểu hơn về các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, Chúng tôi đã thống kê 10 bệnh thường gặp nhất thông qua những chia sẻ sau.

1. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da và mô mềm dưới da do vi khuẩn tụ cầu gây nên. Đặc trưng của bệnh là một vùng da bỗng nhiên bị sưng đỏ, đau, bề mặt có thể bị nổi bóng nước phồng rộp. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh trong khoảng từ 5 – 10 ngày hoặc có thể là 14 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh thường do liên cầu nhóm A. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ngay cả khi làn da ở trạng thái bình thường, tuy nhiên bạn sẽ dễ bị hơn nếu da đang ở trạng thái bị tổn thương. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ), có 5 nguy cơ làm lây lan vi khuẩn tụ cầu:

  • Sinh hoạt trong môi trường đông đúc
  • Thường xuyên tiếp xúc da – da với người khác
  • Tổn thương da
  • Tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn
  • Vệ sinh không sạch sẽ.

Chính vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cho cơ thể, thường xuyên rửa tay, tắm rửa bằng xà phòng kháng khuẩn.

2. Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng là bệnh nhiễm trùng da sâu đến lớp hạ bì. Căn bệnh này thường do vi khuẩn nhóm A Streptococcus gây ra và có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Theo thống kê, 20% các trường hợp mắc phải bệnh này sẽ có các triệu chứng xuất hiện ở mặt.

Các triệu chứng của bệnh cũng giống như viêm mô tế bào nhưng căn bệnh này lại ảnh hưởng đến nhiều lớp da khác nhau. Khi bị viêm quầng, da phồng rộp, đỏ, sưng, nóng bừng. Để điều trị, bác sĩ thường cho sử dụng kháng sinh.

3. Viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng tương đối phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể như vùng da mọc râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Ban đầu, bạn sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt đỏ hay mụn có lông ngay chính giữa. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, chúng sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Viêm nang lông không nguy hiểm nhưng thường gây ngứa, đau, khó chịu và mất thẩm mỹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rụng lông và để lại sẹo.

Với những trường hợp nhẹ, loại nhiễm khuẩn da này có thể tự khỏi sau 2 tuần. Nếu vùng da bị ảnh hưởng trở nên đỏ, sưng, nóng, đau hơn hoặc bắt đầu lan rộng, bạn hãy đi khám để được thăm khám và bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp.

4. Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng

Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng là hình thái viêm nang lông gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa. Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong các vùng nước bị ô nhiễm, bồn nước nóng, máng trượt nước… Trẻ nhỏ thường dễ bệnh hơn người lớn do da của trẻ dễ bị tổn thương.

Triệu chứng của bệnh là những nốt đỏ, đau, có mủ xuất hiện trên da sau 2 ngày ngâm bồn tắm nước nóng. Bệnh sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nặng, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn cho uống kháng sinh diệt khuẩn.

5. Ung nhọt

Ung nhọt là loại nhiễm trùng thường xảy ra sâu bên trong da và thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Triệu chứng rõ ràng nhất của nhọt là xuất hiện một khối đỏ, ở mặt, ngực hoặc cổ, gây đau và chứa đầy mủ. Kích thước của nốt đỏ này có thể dao động từ một hạt đậu nhỏ cho tới một cây nấm cỡ vừa. Để điều trị, bác sĩ có thể cho bạn dùng kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn để vệ sinh sạch sẽ vùng bị nhiễm khuẩn.

6. Hậu bối (Carbuncle)

Hậu bối hay còn được gọi là nhiễm trùng da staph là một nhiễm trùng da đặc trưng bởi những khối u nhỏ, chứa đầy mủ, chạm vào có thể gây đau. Những khối u này có thể có kích thước bằng một hạt đậu lăng đến một cây nấm có kích cỡ trung bình. Bệnh này thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra và thường xuất hiện nhiều ở các bộ phận ẩm ướt như mũi, miệng, đùi, nách…

Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh dạng uống hoặc bôi trên da. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các loại xà phòng, sữa tắm kháng khuẩn để vệ sinh, tắm rửa hàng ngày.

7. Chốc lở

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Bệnh này rất dễ lây và thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh là trên da sẽ xuất hiện những vết loét đỏ chứa nước ở xung quanh mũi và miệng. Những vết loét này sẽ nhanh chóng bị vỡ, chảy dịch, sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu phía trên.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây sang các bộ phận khác trên cơ thể, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một loại thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh để bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm khuẩn.

8. Bệnh Erythrasma

Erythrasma là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn Corynebacterium Minutissimum gây ra. Triệu chứng chính của bệnh là xuất hiện mụn có vảy màu nâu đỏ ở những vùng da hay ẩm ướt như nách, háng, giữa các ngón chân hoặc ở vùng da nếp gấp (dưới bầu vú), gây ngứa ngáy.

Để điều trị, bác sĩ có thể cho bạn dùng gel erythromycin hoặc thuốc kháng sinh erythromycin. Ngoài ra, trong thời gian điều trị, bạn cũng nên thường xuyên làm sạch vùng bị nhiễm khuẩn bằng các loại xà bông hoặc sữa tắm có chứa ion bạc kháng khuẩn.

9. Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ

Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ (tên khoa học là Hidradenitis Suppurativa) là một bệnh nhiễm trùng da mạn tính thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến mồ hôi tiết mùi của cơ thể như nách, háng, mông, da đầu hoặc thậm chí là dưới bầu vú. Đặc trưng của bệnh là những nốt sưng đau, dẫn tới tụ mủ ở những vùng da kể trên trong thời gian dài. Khi những nốt này vỡ, mủ có thể chảy ra và để lại sẹo. Theo thống kê, loại viêm da này xuất hiện nhiều ở nữ giới hơn là nam giới và thường xuất hiện sau tuổi dậy thì.

Hiện căn bệnh này có thể được điều trị bằng cách kết hợp giữa thuốc kháng sinh, thuốc tiêm steroid, hormone và thuốc ức chế miễn dịch như Humira (adalimumab). Để phòng tránh bệnh, bạn nên giữ lối sống lành mạnh, giữ cân nặng hợp lý, rửa tay và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng hoặc sữa tắm có ion bạc kháng khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ, bạn nên đi khám sớm.

10. Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có thể kháng lại một số thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. Nếu không được điều trị, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể, gây nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi.

Căn bệnh này thường lây chủ yếu qua da. Ban đầu, bạn sẽ thấy trên da xuất hiện những cục u nhỏ màu đỏ giống như mụn nhọt đi kèm với các triệu chứng như tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh đau đầu… Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh như (Bactrim) sulfamethoxazole, Cleocin (clindamycin), trimethoprim và rifampin.

Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích về 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp. Từ đó, bạn sẽ có phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

Ngân Phạm/ Chúng tôi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ăn bơ đậu phộng có nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ?

(11)
Bơ đậu phộng là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với đậu phộng hoặc ... [xem thêm]

Ăn sushi khi cho con bú an toàn để bảo đảm dinh dưỡng cho bạn

(47)
Ăn sushi khi cho con bú hoàn toàn an toàn và dinh dưỡng nếu bạn biết được những nguyên tắc an toàn thực phẩm cơ bản khi dùng món ăn này. Và việc tự chế ... [xem thêm]

10 cách trị sẹo mụn tại nhà bằng thành phần thiên nhiên

(34)
Sẹo mụn gây ảnh hưởng đến diện mạo và khiến chúng ta mất tự tin. Vì lý do đó, chúng chưa bao giờ là “vị khách” được chào đón. Nếu muốn thoát ... [xem thêm]

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ

(57)
Nếu bạn sinh mổ, còn được gọi là phẫu thuật mổ bắt con, bạn thường phải nằm viện bình quân khoảng ba ngày sau khi phẫu thuật để bác sĩ theo dõi tình ... [xem thêm]

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

(42)
Tìm hiểu chungRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất ... [xem thêm]

Những hiểu lầm về thuốc tránh thai hiện vẫn còn phổ biến

(83)
Kể từ khi thuốc tránh thai được FDA phê chuẩn năm 1960, có rất nhiều lời bàn tán về biện pháp tránh thai qua đường uống đầu tiên này. Đến tận bây giờ, ... [xem thêm]

Sinh thiết nội mạc tử cung

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết nội mạc tử cungBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nội mạc tử cungTìm hiểu chungSinh thiết nội mạc tử cung là gì?Sinh thiết nội ... [xem thêm]

4 mẹo giúp bạn ngăn ngừa mảng bám ở răng hiệu quả

(14)
Đánh răng đúng cách là yếu tố quan trọng giúp răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh. Thế nhưng, không phải ai cũng biết làm thế nào để đánh răng đúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN