Brimonidine

(4.5) - 95 đánh giá

Thành phần thuốc Alphagan P:

Mỗi ml chứa brimonidin tartrat 1,5mg.

Công dụng

Công dụng thuốc nhỏ mắt Alphagan P là gì?

Thuốc được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp góc mở hoặc tăng nhãn áp, giúp hạ nhãn ở người bệnh.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Liều dùng thuốc nhỏ mắt Alphagan P như thế nào?

Bạn nhỏ một giọt vào mắt bệnh 3 lần mỗi ngày, khoảng cách giữa các lần nhỏ là 8 tiếng.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Alphagan P như thế nào?

Thuốc này có thể dùng chung với các thuốc nhỏ mắt khác, nhưng khoảng cách giữa các lần nhỏ thuốc phải trên 5 phút.

Vẫn chưa có nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Do đó, không nên dùng thuốc cho trẻ trong khoảng độ tuổi này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên làm gì nếu nhỏ quá liều?

Nếu nhỏ mắt quá liều, bạn sẽ có nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực của thuốc, mời bạn xem mục “Tác dụng phụ” ở dưới.

Trong trường hợp quá liều do vô tình nuốt phải, người bệnh thường bị hạ huyết áp. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt Alphagan P là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

    • Viêm kết mạc dị ứng
    • Xung huyết kết mạc
    • Ngứa mắt
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những tác dụng phụ ít phổ biến hơn gồm:

  • Cảm giác nóng rát trong mắt
  • Tăng sinh nang bạch huyết kết mạc
  • Nhuộm màu/ăn mòn giác mạc
  • Khô miệng
  • Rối loạn thị giác
  • Phản ứng dị ứng
  • Suy nhược
  • Viêm bờ mi
  • Viêm kết mạc mí
  • Nhìn mờ
  • Viêm phế quản
  • Đục thủy tinh thể
  • Kết mạc tái nhợt
  • Phù kết mạc
  • Xuất huyết kết mạc
  • Viêm kết mạc
  • Nhú kết mạc
  • Ho
  • Chóng mặt
  • Khó tiêu
  • Khó thở
  • Tràn nước mắt
  • Xuất tiết mắt
  • Khô mắt
  • Kích ứng mắt
  • Nhức mắt
  • Phù mí mắt
  • Ban đỏ ở mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Hội chứng cúm
  • Viêm kết mạc nang, cảm giác có dị vật trong mắt
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nhức đầu
  • Tăng cholesterol máu
  • Hạ huyết áp
  • Nhiễm trùng (chủ yếu là cảm lạnh và nhiễm trùng hô hấp)
  • Mất ngủ,
  • Viêm giác mạc, rối loạn mí mắt, cảm giác châm chích ở mắt
  • Viêm họng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Phát ban
  • Viêm mũi, nhiễm trùng xoang, viêm xoang
  • Buồn ngủ
  • Xót mắt
  • Bệnh giác mạc chấm nông
  • Chảy nước mắt,
  • Bong dịch kính, rối loạn dịch kính, hiện tượng ruồi bay và giảm thị lực.

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc Alphagan P nhỏ mắt, bạn cần lưu ý gì?

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với brimonidin tartrat hoặc với các thành phần khác của thuốc.
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế MAO.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý dùng. Mặc dù ảnh hưởng của thuốc lên huyết áp rất nhỏ, nhưng vẫn nên cẩn thận khi sử dụng thuốc nếu bạn có bệnh tim mạch nghiêm trọng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra huyết áp của bạn để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bạn vẫn ổn.

Trước khi dùng thuốc, thông báo cho bác sĩ nếu bạn có các tình trạng sau đây:

  • Suy thận
  • Suy gan
  • Trầm cảm
  • Suy não
  • Suy mạch vành
  • Hiện tượng Raynaud
  • Hạ huyết áp tư thế đứng
  • Viêm tắc nghẽn mạch máu

Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc nhỏ mắt Alphagan P đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để tránh các tác dụng không mong muốn.

Thuốc cũng có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ cho bệnh nhân. Do đó, không lái xe hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung trong khi dùng thuốc này.

Tương tác thuốc

Alphagan P có thể tương tác với thuốc nào?

Thông báo cho bác sĩ, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là:

  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương (thuốc an thần, thuốc gây mê…)
  • Thuốc chống tăng huyết áp
  • Glycoside trợ tim
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc nhỏ mắt Alphagan P như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30°C.

Dạng bào chế

Alphagan P có những dạng nào?

Thuốc có dạng dung dịch vô khuẩn, được đặt trong lọ nhựa đục với dung tích 5ml.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Rubidium Rb 82

(65)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc rubidium Rb 82 là gì?Thuốc tiêm rubidium Rb 82 được dùng cho người lớn để giúp chẩn đoán bệnh tim. Thuốc được sử dụng ... [xem thêm]

Propofol

(28)
Hoạt chất: PropofolTên biệt dược: Diprivan®, Propoven®Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc propofol là gì?Propofol có tác dụng làm chậm hoạt động của não và hệ ... [xem thêm]

Ticlopidine

(20)
Tác dụngTác dụng của ticlopidine là gì?Ticlopidine được sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ ở những người không thể sử dụng aspirin hoặc những người đã ... [xem thêm]

Benfluorex là gì?

(33)
Tác dụngTác dụng của benfluorex là gì?Benfluorex được dùng để trị tăng lipid huyết. Ngoài ra, thuốc còn dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp ... [xem thêm]

Celecoxib

(49)
Celecoxib thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid chỉ ức chế lên men COX-2. Vậy Celecoxib giúp điều trị bệnh gì? Thuốc có thể gây ra những tác dụng ... [xem thêm]

Cà gai leo Tuệ Linh

(36)
Tên thành phần:Cao Cà gai leo: 250 mgCao Giảo cổ lam: 250 mgTên thương mại: Cà gai leo Tuệ LinhPhân nhóm: thực phẩm chức năngCông dụng của Cà gai leo Tuệ LinhCông ... [xem thêm]

Bioflora®

(37)
Tên biệt dược: BiofloraThành phần: Saccharomyces boulardiiPhân nhóm: Thuốc trị tiêu chảyTác dụngTác dụng của thuốc Bioflora là gì?Thuốc Bioflora thường được ... [xem thêm]

Spersacet® C

(83)
Tên gốc: chloramphenicol, sulfacetamide NaPhân nhóm: thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắtTên biệt dược: Spersacet® CTác dụngTác dụng của thuốc Soersacet® C là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN