Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhi khoa

(3.65) - 31 đánh giá

Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi, nhiều vi khuẩn khác nhau. Tất nhiên nó vẫn có những lựa chọn ưu tiện cho mỗi loại. Bài viết sau đây khái quát về các loại kháng sinh hay sử dụng, chỉ định và các lưu ý khi dùng. Giới hạn trong các kháng sinh dùng tại cộng đồng chứ không phải trong bệnh viện.
Trước hết phải thống nhất nguyên tắc : chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

Các nhiểm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn hô hấp trên ( upper respiratory tract infection )

  • Đường hô hấp trên bao gồm toàn bộ cấu trúc đường hô hấp từ thanh quản trở lên , bao gồm cả tai, xoang, V.A, Amydan.
  • Vi khuẩn thường gặp ở đường hô hấp trên là các vi khuẩn gram dương : liên cầu, tụ cầu, phế cầu.
  • Kháng sinh đầu tiên nên lựa chọn là các các betalactam , chủ trị vi khuẩn gram dương. Không nên quan niệm các kháng sinh cephalosporin thế hệ sau thì tốt hơn thế hệ trước, thực tế các cepha thế hệ càng cao thì càng hướng về vi khuẩn gram âm nhiều hơn, các vi khuẩn gram dương gây viêm hô hấp trên vẫn nhạy với amoxcillin và cepha thế hệ 1,2 .Lựa chọn theo thứ tự :
    + AMOXICILLIN : liều 50 – 100 mg/ kg/ ngày chia 2-3 lần : kháng sinh này khá lành tính và ít tác dụng phụ .
    + AMOXCILLIN – CLAVULANIC ( augmentin ,claminat, klamentin, shinacin…) trẻ con có 3 loại 250 mg amox/ 31.25 mg clavulanic, 500 mg amox/ 62.5 mg clavulanic, 500 mg/. 125 mg clavulanic. Thành phần Clavulanic rất dễ gây tiêu chảy, do đó nên lựa chọn loại có hàm lượng Clavulanic thấp : 31.25 hoặc 62.5 . Liều tính theo liều amoxcillin ( 50-90 mg/kg/ngày), khi dùng kháng sinh này nên uống kèm theo men vi sinh ( enterogeminal , normagut….) nên uống cách kháng sinh 1-2 giờ.
    + CEFUROXIME là cephalosporin thế hệ 2 liều 20-30 mg/ kg/ ngày chia 2 lần . trung bình cứ 1 gói 125 mg cho 5 kg cân nặng.
    + CEFACLOR 125 mg ( cepha thế hệ 2 ) : 1 gói cho mỗi 5 kg cân nặng.
    + Các cephalosporin thế hệ 3 ) : cepodoxime 10 mg/ kg/ ngày chia 2 lần. Cefdinir 15 mg/kg/ngày chia 2 lần. Cefixime 6-10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
    * Lưu ý các kháng sinh này đã dùng thì phải dùng ít nhất 5 ngày nếu bệnh có đáp ứng , không được thấy bệnh khỏi hay giảm nhiều mà ngưng thuốc trước 5 ngày.
    + Kháng sinh nhóm MACROLIDE.
    AZITHROMYCIN : 10 mg/ kg/ngày – uống 1 lần lúc bụng đói, uống 3-5 ngày nếu có đáp ứng.
    CLARYTHROMYCIN : 15 mg/ kg/ngày, chia 2 lần, 5-7 NGÀY.
    ERYTHROMYCIN : 40-50 mg/kg/ngày chia 2 lần, trung bình 1 gói 250 mg cho mỗi 5 kg cân nặng.
    + 1 số kháng sinh khác như : Trimethoprim – sulfamethoxazon( BISEPTOL, COTRIM, BACTRIME), loại phối hợp ERYBACT ( erythromycin + trimethoprime+ sulfamethoxazone) : Mặc dù có thể có tác dụng nhưng theo tôi không nên dùng trong trường hợp này vì khả năng gây dị ứng cao, nguy hiểm cho 1 số cháu có bệnh lí về máu, trong khi có rất nhiều sự lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn.
  • Những trường hợp viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp… thì nên lựa chọn AMOXICLLIN – CLAVULANIC vì khả năng đi vào mô tai và xoang tốt hơn các loại khác , và liều cũng nên dùng cao : 75-90 mg/kg/ngày tính theo amoxicillin.

Nhiễm trùng hô hấp dưới : Viêm phổi cộng đồng

  • AMOXICLIN hoặc AMOXICILLIN – CLAVULANIC : 90 mg/kg/ngày chia 2 lần ( tính theo AMOX)
  • CEFDINIR : 14 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • CEPODOXIME : 10 mg/ kg/ngày chia 2 lần.
  • Không khuyên dùng CEFIXIME.
  • Với trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi : phối hợp thêm AZITHROMYCIN 10 mg/kg/ngày tối đa 500 mg/ ngày, Với trẻ dưới 5 tuổi sau 2 ngày nếu thấy không hoặc chậm đáp ứng thuốc thì phối hợp thêm azithromycin liều như trên.
    Sau 2 ngày ( sau 4 cữ dùng kháng sinh ) cần đánh giá đáp ứng thuốc. nếu đáp ứng tốt thì tiếp tục ít nhất 7-10 ngày. Nếu đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng cần xem xét đổi kháng sinh hoặc phổi hợp thêm 1 kháng sinh nhóm khác. Riêng với AZITHROMYCIN nếu đáp ứng tốt thì dùng 5 ngày vì bán thải của thuốc dài.

Vấn đề điều trị kháng sinh tại chỗ

  • Với viêm tai giữa cấp có mủ , sau khi lau rửa sạch mủ có thể nhỏ kháng sinh dạng dung dịch : CIPROFLOXACIN, CHLORAMPHENICOL.
  • Không khuyến cáo phun khí dung kháng sinh ( GENTAMYCIN ) cho nhiểm khuẩn hô hấp trên.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Chỉ định kháng sinh khi :

  • Đi phân lỏng có máu trong phân, có thể thấy bằng mắt thường hoặc soi dưới kính hiển vi.
  • Tiêu chảy mà nghi ngờ bệnh tả :
    + Tiêu chảy ồ ạt phân toàn nước trắng đục như nước vo gạo, mất nước nặng.
    + Trẻ trên 2 tuổi tiêu chảy mất nước nặng.
    + Trẻ dưới 2 tuổi : bị tiêu chảy mà trong vùng đang có dịch tả.
    + Suy giảm miễn dịch.

Các trường hợp tiêu chảy khác không dùng kháng sinh.

  • Các kháng sinh có thể dùng :
    + CIPROFLOXACIN 30 mg/kg/ngày chia 2 lần.
    + TRIMETHOPRIME – SULFAMETHOXAZON ( biseptol, cotrim, bactrim..) : viên 480 mg , liều 1 viên/ 10 kg ( 48 mg/kg/ngày) chia 2 lần.
    + CEFIXIME : 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.
    + AZITHROMYCIN : 20 mg/ kg/ ngày liều duy nhất. hoặc 20 mg/ kg/ngày thứ nhất, 10 mg/ kg/ngày cho ngày thứ 2 và thứ 3.
    + METRONIDAZOLE cho những trường hợp viêm ruột do lỵ amip : 30 mg/kg/ngày chia 2 lần.

Nhiễm khuẩn da mô mềm

  • Tác nhân thường do tụ cầu da, tụ cầu vàng, liên cầu.
  • Chọn 1 trong các kháng sinh sau :
    + AMOXICILLIN, hoặc AMOX-CLAVULANIC ; liều 75- 90 mg/ kg/ngày( tính theo Amoxicillin ).
    + CEFDINIR : 14 mg/ kg/ ngày.
    + Erythromycin : 50 mg/ kg/ ngày.
    + Tại chỗ có thể thoa FUCIDIN.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

  • Biểu hiện tiểu đau , tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục.

+ BISEPTOL 480 mg ( tên khác : COTRIME ) : 1 viên cho mỗi 10 kí lô cân nặng , chia 2 lần.

+ CIPROFLOXACIN : 30 mg/ kg/ ngày.

+ AMOX-CLAvulanic : 50 – 90 mg/ kg/ ngày.

+ CEFUROXIME : 30 mg/ kg/ ngày.

+ CEPODOXIME, CEFIXIME.

  • Với các trường hợp viêm quy đầu, bao quy đầu có mủ hoặc không , uống thuốc như trên , vệ sinh tại chỗ bằng nước muối, thoa kháng sinh tại chỗ : Fucidin, gentrison.
    Note : bài viết theo quan điểm cá nhân , không phải phác đồ. Đứng trước tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn như hiện nay việc dùng kháng sinh cần theo chỉ định bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/479079195622939

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rụng tóc hình vành khăn là thiếu calci?

(17)
Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều bà mẹ! Có đúng là trẻ rụng tóc hình vành khăn? Nhiều ba mẹ khi con họ bước sang tháng tuổi thứ 3 trở đi thấy tóc rụng ... [xem thêm]

Nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào?

(17)
Khi con bước sang tháng thứ 6, nhiều mẹ hỏi MD: Em nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào: BLW, Japanese way, Tradition way, hay Mix way ??? Tôi chỉ khuyên là, muốn nuôi ... [xem thêm]

Trẻ từ 6 tháng – dưới 12 tháng tuổi tiêm phòng những gì?

(93)
Phế cầu (Synfloryx): bé nào đã tiêm được 2 mũi lúc 2 tháng và 4 tháng thì tiêm mũi thứ 3 trong độ tuổi này tốt nhất là lúc 6 tháng. Bé nào chưa được tiêm ... [xem thêm]

Béo phì ở trẻ em

(87)
Bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng phổ biến. Bệnh béo phì mạn tính có thể dẫn đến những các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ trong suốt cuộc đời ... [xem thêm]

Thở khò khè ở trẻ em

(25)
Những bệnh có triệu chứng khò khè? Đối với trẻ nhỏ dưới hai tuổi mắc chứng khò khè thật sự vô cùng khó khăn để có thể tách biệt ra những chứng ... [xem thêm]

Loét áp – tơ (aphthous) miệng

(96)
Loét áp-tơ là những vết loét ở miệng đau, khu trú, nông, hình tròn hoặc oval với đáy màu xám. Loét áp-tơ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin D cho trẻ

(15)
Tại sao vitamin D lại quan trọng với trẻ em và trẻ nhỏ? Trẻ em và trẻ nhỏ cần có vitamin D để tăng trưởng bình thường và phát triển hệ xương khỏe mạnh. ... [xem thêm]

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em

(86)
Tiểu lắt nhắt là gì? Tiểu lắt nhắt được định nghĩa là trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn có khi cứ vài phút trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN