Phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)

(4.15) - 45 đánh giá

Tìm hiểu về bệnh phù mạch trên Chúng tôi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết) là bệnh gì?

Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường. Phù bạch mạch ở chân đôi khi được gọi là bệnh phù chân voi vì chân phù lớn như bàn chân voi.

Phù bạch mạch được xem như là một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết) là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của phù bạch huyết thường xảy ra ở cánh tay bị đau hay chân, bao gồm:

  • Sưng một phần hoặc toàn bộ cánh tay hoặc chân, bao gồm cả ngón tay hoặc ngón chân;
  • Phụ nữ từng xạ trị ung thư vú có thể phù tay;
  • Nam giới bị tắc nghẽn mạch bạch huyết do ung thư tuyến tiền liệt di căn có thể phù chân;
  • Sưng không đau đớn nhưng kéo dài;
  • Những phần cơ thể khác như các cơ quan sinh dục ngoài hay mặt cũng có thể phù;
  • Chân bị phù trông như chân trâu và giống thân cây vì mắt cá chân bị phù. Bàn chân có hình vuông khi phù ngón chân;
  • Phù bạch huyết gây ra do điều trị ung thư có thể không xảy ra cho đến tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp bạn đã từng điều trị ung thư, bạn nên gọi cho bác sĩ khi chân hay tay bị phù hoặc chân hay tay bị đỏ, nóng và đau nhức.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết) là gì?

Phù bạch huyết xảy ra khi mạch bạch huyết bị tắc nghẽn và làm cho dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường. Phù bạch mạch có 2 loại là nguyên phát và thứ phát:

Dạng nguyên phát hiếm gặp gây ra bởi những rối loạn phát triển. Phù bạch mạch nguyên phát xảy ra ở người dưới 20 tuổi. Thông thường, bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Phù bạch mạch thứ phát gây ra bởi một bệnh khác như bệnh truyền nhiễm (liên cầu khuẩn, giun chỉ). Tổn thương từ chấn thương hay xạ trị hay ung thư cũng có thể là nguyên nhân. Loại ung thư điển hình gây phù bạch mạch là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và u hạch bạch huyết.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Phù bạch mạch thường xảy ra sau khi điều trị ung thư. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phù bạch mạch là:

  • Lớn tuổi;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến khớp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp điều trị cho phù bạch mạch nguyên phát gồm nâng chân, xoa bóp chân và mang tất áp lực co giãn vừa vặn và đúng áp lực. Các đồ dùng bạn nên có như là tất gối, tất đùi hoặc tất quần.

Phẫu thuật phù bạch mạch được chỉ định cho bệnh nhân liên tục tăng kích thước chân dù đã được điều trị, chân không hoạt động bình thường, nhiễm trùng tái phát hay lo lắng về vấn đề thẩm mỹ.

Đối với bệnh phù bạch mạch thứ phát, những nguyên nhân cơ bản (ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú) cần được xác định và điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, khám thực thể và một phương pháp hình ảnh học gọi là chụp mạch bạch huyết. Trong phương pháp chụp mạch bạch huyết, bác sĩ đưa chất cản quang vào mạch bạch huyết để xem hình ảnh nhằm tìm ra vị trí tắc nghẽn. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu hoặc chụp CT để loại trừ những bệnh khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Phù bạch mạch có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

  • Ăn uống lành mạnh;
  • Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ;
  • Khi bị nhiễm trùng tay, chân và bàn chân, bạn cần được điều trị sớm nhất có thể. Trong một số trường hợp cần dùng đến thuốc lợi tiểu để giảm phù.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nang thận mắc phải

(18)
Tìm hiểu chungBệnh nang thận mắc phải là bệnh gì?Nhiều bệnh nhân mắc chứng thận mãn tính sẽ bị bệnh nang thận mắc phải, một bệnh lý xảy ra khi thận ... [xem thêm]

Liệt ruột

(56)
Tìm hiểu về bệnh liệt ruộtLiệt ruột là gì?Liệt ruột là tình trạng tích tụ dịch và khí trong lòng ruột do thành bụng bị ức chế. Thông thường, tình ... [xem thêm]

Chèn ép dây thần kinh thẹn

(24)
Tìm hiểu chungChèn ép dây thần kinh thẹn là bệnh gì?Chèn ép dây thần kinh thẹn là một loại đau vùng chậu mạn tính, xuất phát từ tổn thương hoặc kích ứng ... [xem thêm]

Xét nghiệm chức năng gan

(52)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm chức năng ganBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm chức năng ganXét nghiệm chức năng gan là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Mang thai

(48)
Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. ... [xem thêm]

Trượt đốt sống

(12)
Trượt đốt sống thắt lưng là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Để điều trị bệnh này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các ... [xem thêm]

Bí tiểu

(56)
Tìm hiểu chungBí tiểu là gì?Bí tiểu là tình trạng bàng quang không rỗng hoàn toàn, thậm chí bàng quang chứa đầy nước tiểu và bạn thường cảm thấy cần đi ... [xem thêm]

Túi phình mạch máu não

(99)
Túi phình mạch máu não là bệnh lý mạch máu đặc biệt nằm trong não. Thành động mạch chỗ túi phình bị mỏng, chứa đầy máu và có nguy cơ vỡ, gây xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN