Viêm da mụn giộp (viêm da herpes)

(4.36) - 48 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm da mụn giộp là bệnh gì?

Viêm da mụn giộp hay còn gọi là viêm da herpes. Đây là hiện tượng rối loạn cấu trúc tế bào da, gây xuất hiện những nốt giộp (mụn nước) và mẩn đỏ (nốt sần). Bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da mụn giộp là gì?

Bệnh nhân viêm da mụn giộp thường cảm thấy ngứa, nóng rát ở vùng da bị giộp. Những vết giộp này thường xuất hiện ở da đầu, mặt, cùi chỏ, cẳng tay, đầu gối, bả vai, lưng và mông.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Viêm da mụn giộp có thể được điều trị tại nhà nếu bệnh nhẹ hoặc chỉ mới phát bệnh. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu người bệnh có các dấu hiệu như: tiêu chảy, cảm giác khó tiêu kéo dài hơn hai tuần, da bị nhợt nhạt, dễ bị kích ứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm da mụn giộp?

Hiện nay, nguyên nhân chính gây bệnh viêm da mụn giộp vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sự suy giảm miễn dịch, rối loạn hormone có thể dẫn đến bệnh viêm da mụn giộp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm da mụn giộp?

Viêm da mụn giộp là một căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 60 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm da mụn giộp?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da mụn giộp. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở những người có:

  • Thành viên trong gia đình mắc bệnh Celiac hoặc viêm da mụn giộp;
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1;
  • Hội chứng Down hoặc hội chứng Turner;
  • Bệnh tuyến giáp tự miễn;
  • Hội chứng Sjogren.
  • Viêm đại tràng (viêm đại tràng lymphocytic hoặc collagen).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm da mụn giộp?

Để chẩn đoán bệnh viêm da mụn giộp, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý và quan sát bề mặt vùng da bi giộp. Nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thử máu hoặc thực hiện sinh thiết tế bào da (kiểm tra mẫu tế bào da dưới kính hiển vi).

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da mụn giộp?

Quá trình điều trị bệnh viêm da mụn giộp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các biện pháp chữa trị thông thường bao gồm: ngâm vùng da vào nước mát để làm giảm sưng tấy, ngứa và tránh chất gluten trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, các loại thuốc như steroid, calamine lotion, thuốc kháng histamin, dapsone hoặc sulfapyridine có thể làm giảm viêm (sưng tấy, đỏ) và giảm độ nghiêm trọng cũng như thời gian bùng phát của bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da mụn giộp?

Có nhiều phương pháp giúp người bệnh hạn chế diễn tiến của bệnh viêm da mụn giộp, bao gồm:

  • Dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Tránh ăn các loại thức ăn chứa chất gluten (có nhiều trong mì căn, lúa mạch);
  • Tránh các hoạt động khiến cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều;
  • Vệ sinh da sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn;
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ;
  • Thường xuyên giặt quần áo, khăn và tấm trải giường;
  • Gọi bác sĩ nếu mụp giộp trở nên trầm trọng hơn hoặc xuất hiện mụn giộp mới trong quá trình điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư xoang

(44)
Tìm hiểu chungUng thư xoang là bệnh gì?Các xoang cạnh mũi là những không gian nhỏ và rỗng xung quanh mũi, được lót bằng tế bào tiết chất nhầy, giữ cho mũi ... [xem thêm]

Block nhĩ thất cấp 2

(77)
Tìm hiểu chungBlock nhĩ thất cấp 2 là bệnh gì?Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống ... [xem thêm]

Hội chứng chuyển hóa

(13)
Định nghĩaHội chứng chuyển hóa là gì?Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột ... [xem thêm]

Hội chứng Eisenmenger

(18)
Tìm hiểu chungHội chứng Eisenmenger là gì?Hội chứng Eisenmenger là một tình trạng tim tiến triển hiếm gặp, gây ra do một lỗi cấu trúc ở tim, thường là một ... [xem thêm]

Viêm gan do rượu

(14)
Định nghĩaViêm gan do rượu là bệnh gì?Viêm gan do rượu là sự viêm (sưng tấy và đau) của gan do rượu gây ra. Bệnh viêm gan do rượu có thể phát triển thành ... [xem thêm]

Cường lách

(71)
Định nghĩaCường lách là bệnh gì?Cường lách là một hội chứng do sự to lên của lá lách kèm theo sự sụt giảm các tế bào máu (tế bào hồng cầu và bạch ... [xem thêm]

Khối bìu

(26)
Tìm hiểu chungKhối bìu là gì?Khối bìu là các bất thường trong túi da treo phía sau dương vật (bìu dái). Bìu chứa tinh hoàn và các cấu trúc liên quan đến sản ... [xem thêm]

Giang mai bẩm sinh

(18)
Giang mai bẩm sinh hay còn gọi là tình trạng giang mai ở trẻ sơ sinh, giang mai sơ sinh. Đây là loại bệnh do mẹ truyền sang con, tuy nhiên nếu phát hiện sớm ở mẹ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN