U nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)

(4.48) - 52 đánh giá

Tìm hiểu chung

U nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là bệnh gì?

U nhầy nhĩ, hay còn gọi là u nhầy nhĩ trái, là khối u lành tính xuất hiện ở màng trong của tim. 90% các u nhầy nhĩ xuất hiện tại tâm nhĩ trái và trên vách liên nhĩ (phần vách ngăn 2 phần của quả tim).

Những ai thường bị u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Theo nghiên cứu, các khối u được phát hiện ở người có độ tuổi trung bình là 56 tuổi. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với đàn ông. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là gì?

Các triệu chứng chính của u nhầy nhĩ trái bao gồm:

  • Khó thở khi hoạt động quá nhiều;
  • Đầu lâng lâng;
  • Chóng mặt;
  • Đau thắt ngực;
  • Đánh trống ngực;
  • Phù chân;
  • Nhức mỏi cơ;
  • Ngất xỉu;
  • Sốt;
  • Sụt cân.

Nếu tụ máu trong khối u bị vỡ ra và di chuyển lên não, bạn có thể bị đột quỵ. Nếu khối máu di chuyển đến phổi sẽ gây ra triệu chứng khó thở, thậm chí không thở được. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể khiến da xanh tím, móng tay hình khum và ho ra máu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị khó thở khi hoạt động quá sức, khi ngồi dậy, bị phù chân hoặc có triệu chứng đánh trống ngực.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái) là gì?

Có đến 90% trường hợp mắc u nhầy nhĩ mà không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Khoảng 10% bệnh nhân mắc u nhầy nhĩ được cho là do di truyền. Thông thường, u nhầy nhĩ do di truyền thường xảy ra ở bệnh nhân trong độ tuổi khoảng 25.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc u nhầy nhĩ, bao gồm:

  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc u nhầy nhĩ cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: độ tuổi trung bình mắc bệnh là 56 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng điều trị u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Cách điều trị u nhầy nhĩ trái phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thông thường sau khi chẩn đoán có khối u, phẫu thuật nên được tiến hành ngay bởi vì khối u chưa được chữa trị có thể khiến tắc nghẽn máu tại tim và khiến người bệnh có thể đột tử bất cứ lúc nào. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý một số biến chứng như: cảm giác đau, nhiễm trùng, loạn nhịp tim, và đột tử.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Bác sĩ dựa vào bệnh sử và kết quả khám lâm sàng để chẩn đoán. Một trong những xét nghiệm tốt nhất để xác định u nhầy nhĩ là siêu âm tim. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt này sử dụng sóng âm thanh để chụp hình dáng của tim và dòng máu chảy bên trong tim. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nhầy nhĩ (u nhầy nhĩ trái)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u nhầy nhĩ trái:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa bác sĩ kê cho bạn.

Phẫu thuật có tỉ lệ thành công đến 95%. Dù vậy, 10% số các khối u nhầy nhĩ xuất hiện do di truyền có thể tái phát trong vòng 6 năm đầu sau phẫu thuật. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Túi phình mạch máu não

(99)
Túi phình mạch máu não là bệnh lý mạch máu đặc biệt nằm trong não. Thành động mạch chỗ túi phình bị mỏng, chứa đầy máu và có nguy cơ vỡ, gây xuất ... [xem thêm]

Đau mắt đỏ

(62)
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều ... [xem thêm]

Mất kinh

(16)
Tìm hiểu chungHiện tượng mất kinh là gì?Mất kinh hay còn gọi vô kinh, là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều ... [xem thêm]

Sa tử cung (Sa sinh dục)

(100)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

Chấn thương cổ

(32)
Tìm hiểu chungChấn thương cổ là bệnh gì?Chấn thương cổ là khi cổ cử động mạnh và bất ngờ, dây chằng, cơ, xương và đĩa đệm ở cổ sẽ bị chấn ... [xem thêm]

Tăng dưỡng bào hệ thống

(52)
Tìm hiểu chungTăng dưỡng bào hệ thống là gì?Tăng dưỡng bào hệ thống là một rối loạn gây ra do số lượng tế bào mast trong cơ thể tăng lên quá mức. Thông ... [xem thêm]

Hội chứng dễ mắc khối u BAP1

(24)
Đinh nghĩaHội chứng dễ mắc khối u BAP1 là gì?Hội chứng dễ mắc khối u BAP1 là một rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ các loại ung thư (ác tính) khác nhau ... [xem thêm]

Ung thư tinh hoàn

(14)
Định nghĩaUng thư tinh hoàn là bệnh gì?Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN