Thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate

(4.48) - 20 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate là gì?

Thuốc kết hợp này được sử dụng như một tác nhân đảo ngược hoặc đối vận của những tác nhân chẹn thần kinh cơ phân cực. Thuốc hỗ trợ trong việc điều trị suy hô hấp gây ra do dùng quá liều thuốc chẹn thần kinh cơ loại curare.

Edrophonium đảo tác dụng của những tác nhân chẹn thần kinh cơ phân cực chủ yếu bằng cách ức chế hoặc bất hoạt acetylcholinesterase.

Atropine ức chế hoạt động của acetylcholine hoặc kích thích cholinergic khác tại thụ thể cholinergic hậu hạch, bao gồm cả cơ trơn, các tuyến nội tiết và các vùng thần kinh trung ương.

Bạn nên dùng thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate như thế nào?

Bạn sẽ được tiêm thuốc này từ từ. Liều dùng được dựa trên các điều kiện sức khỏe và đáp ứng điều trị của bạn.

Báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc tồi tệ hơn.

Bạn bảo quản thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate như thế nào?

Nhân viên y tế của bạn sẽ lưu trữ thuốc này. Mỗi biệt dược thuốc khác nhau có yêu cầu bảo quản khác nhau. Kiểm tra trên vỏ bao bì những chỉ dẫn về cách bảo quản hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc

Liều dùng thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate cho người lớn như thế nào?

Bạn dùng 0,05-0,1 ml/kg (edrophonium 0,5-1 mg/kg kết hợp với atropine 0,007-0,014 mg/kg) tiêm tĩnh mạch chậm 45-60 giây tại một vị trí có ít nhất 5% phục hồi phản ứng co giật với sự kích thích thần kinh cơ (ức chế 95 %). Tổng liều edrophonium không nên vượt quá 1 mg/kg.

Liều dùng thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate có những hàm lượng nào?

Thuốc edrophonium clorid và atropine sulfate có dạng và hàm lượng là:

  • Thuốc tiêm, dung dịch edrophonium chloride 10 mg và atropine sulfate 0,14 mg mỗi ml.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate?

Tác dụng phụ thường gặp sau khi dùng thuốc bao gồm tình trạng tăng tiết nước bọt, đi tiểu thường xuyên, suy nhược, huyết áp thấp, và nhịp tim chậm hoặc không đều.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate, cho bác sĩ biết nếu bạn gặp các vấn đề sức khỏe boa gồm:

  • Dị ứng với thuốc edrophonium clorid và atropine sulfate hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Đang dùng bất cứ loại thuốc hoặc thảo dược.
  • Mang thai hoặc cho con bú.
  • Bệnh tắc ruột hoặc đường tiết niệu.
  • Bệnh tăng nhãn áp cấp tính.
  • Bị bám chặt giữa mống mắt và thủy tinh thể của mắt.
  • Bị hẹp môn vị.
  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Thuốc chẹn beta (ví dụ như propranolol) – nguy cơ nhịp tim nhanh quá mức có thể tăng lên.
  • Corticosteroid (ví dụ như prednisolone) – ảnh hưởng của edrophonium trong nhược cơ có thể bị phản tác dụng, dẫn đến liệt cơ dai dẳng đến chất ức chế đối giao cảm.
  • Thuốc giãn cơ không có tác dụng lên dây thần kinh phế vị (ví dụ như vecuronium). So với thuốc giãn cơ bắp có tác dụng lên dây thần kinh phế vị, có một tỷ lệ khá cao nhạy cảm với thần kinh phế vị như nhịp tim chậm và nghẽn tim cấp độ 1 khi đổi với edrophonium/atropine.
  • Thuốc giảm đau gây mê. Trừ khi được kết hợp với các thuốc gây mê dạng hít mạnh, thuốc giảm đau có chất gây mê để tăng tác dụng của edrophonium trên nút xoang và hệ thống dẫn truyền, tăng cả về tần suất và thời gian nhịp tim chậm.
  • Thuốc giãn cơ phân cực – bạn không dùng trước thuốc giãn cơ phân cực.
  • Thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt (ví dụ như chlorpromazine) – hiệu quả điều trị có thể bị giảm bởi atropine.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc edrophonium clorid + atropine sulfate?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Suy nhược cơ;
  • Hen suyễn;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Bệnh phổi mạn tính.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc secnidazole

(32)
Tên hoạt chất: secnidazolePhân nhóm: thuốc diệt amibTác dụng của thuốc secnidazoleCông dụng của thuốc secnidazole là gì?Secnidazole được sử dụng để điều trị ... [xem thêm]

Thuốc Cotrim 480mg

(84)
Tên hoạt chất:Mỗi viên thuốc chứa:Sulfamethoxazol: 400mgTrimethoprim: 80mgTên thương hiệu: Cotrim 480mgPhân nhóm: các phối hợp kháng khuẩnCông dụng thuốc Cotrim ... [xem thêm]

Selsun Gold®

(83)
Tên gốc: selenium sulfidePhân nhóm: các thuốc da liễu khácTên biệt dược: Selsun Gold®, Selsun® SuspensionTác dụngTác dụng của thuốc Selsun Gold® là gì?Selsun Gold® ... [xem thêm]

Thuốc netilmicin

(45)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc netilmicin là gì?Netilmicin là thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid. Netilmicin được chỉ định dùng trong một số loại bệnh nhiễm ... [xem thêm]

Thuốc hydrocodone

(44)
Hydrocodone là loại thuốc giảm đau có thể gây nghiện, hoạt động chủ yếu tác dụng lên thần kinh trung ương để thay đổi cảm giác cơn đau trong cơ thể.Tìm ... [xem thêm]

Cefodizime

(95)
Tác dụngTác dụng của cefodizime là gì?Cefodizime có tác dụng tương tự như cefotaxime, nhưng không có chất chuyển hóa có hoạt tính. Cefodizime có phổ kháng khuẩn ... [xem thêm]

Thuốc Kilupemid®

(38)
Tên gốc: trimebutine maleate + axit dehydrocholic + pancreatin + simethicon + bromelainTên biệt dược: Kilupemid®Phân nhóm: thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng ... [xem thêm]

Deferasirox

(53)
Tác dụngTác dụng của deferasirox là gì?Deferasirox được sử dụng để điều trị tình trạng nồng độ sắt trong cơ thể cao liên tục gây ra bởi truyền máu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN