Răng khôn

(4.2) - 80 đánh giá

Ở tuổi trưởng thành, hầu hết chúng ta sẽ trải qua cảm giác khó chịu khi mọc răng khôn (hay còn gọi là mọc răng cấm). Bạn có thắc mắc tại sao mọc răng khôn lại đau như vậy không?

Răng khôn hay răng số 8 là răng hàm thứ 3, mọc sau cùng và thường mọc ở người trưởng thành. Đây là một chiếc răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng không rõ ràng nhưng lại mang khá nhiều phiền toái. Bạn cần lưu ý những gì khi mọc răng khôn?

Ý nghĩa của tên gọi “răng khôn”

Thực tế, răng khôn không giúp bạn “thông minh” hơn như nhiều người vẫn giải thích. Nguyên nhân khiến loại răng này có tên gọi như thế là do răng khôn thường mọc khi bạn đã trưởng thành từ 17–21 tuổi. Loại răng này nằm ở sâu bên trong miệng của bạn. Tổng cộng bạn có 4 chiếc răng khôn. Bạn sẽ mọc răng khôn hàm dưới bên trái, bên phải và hàm trên ở cả 2 phía.

Không phải ai cũng mọc răng khôn

Răng khôn, đôi khi còn gọi là răng cấm, là những chiếc răng khỏe mạnh nhất cũng như to nhất giúp bạn nghiền thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở một số người lại không hề xuất hiện răng khôn. Đây là một trường hợp thường thấy do cấu trúc hàm của con người đã thay đổi qua nhiều năm do sự thay đổi trong chế độ ăn uống.

Vì sao bạn nên nhổ răng khôn?

Nguyên nhân là do bạn có nguy cơ gặp phải những vấn đề về sức khỏe bắt nguồn từ răng khôn nhiều hơn là từ các loại răng khác.

Cấu trúc hàm của một người thường không đủ không gian để răng khôn phát triển. Do đó, mọc lệch là tình trạng vô cùng phổ biến ở chiếc răng số 8 này. Răng khôn mọc lệch ở phía trong của hàm trên và hàm dưới theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể chèn ép hay tách xa răng hàm lớn thứ hai hoặc mọc ra ngoài hay vào trong theo chiều trước sau, từ đó dẫn đến những vấn đề Sâu răng hay bệnh nướu do vệ sinh răng miệng không đúng cách vì không đủ khoảng cách để làm sạch răng.

Răng khôn thể hiện dấu hiệu bệnh

Khi bạn có tình trạng mọc răng khôn bị chảy máu hoặc răng khôn của bạn thể hiện các triệu chứng, dấu hiệu các vấn đề về sức khỏe khác, bạn nên nhổ ngay lập tức. Nguyên nhân bao gồm:

  • Nhiễm trùng hoặc sâu răng
  • Gây tổn hại lên răng ở khu vực xung quanh
  • Thiếu hụt xương xung quanh gốc chân răng
  • Răng bị tổn thương hoặc có các mô với hình dáng bất thường
  • Không đủ chỗ để có thể vệ sinh, chăm sóc răng miệng dễ dàng

Nguy cơ sức khỏe khi mọc răng khôn

Một số nha sĩ có xu hướng khuyến khích bạn nhổ răng khôn để tránh đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Chẳng hạn như:

• Trước khi răng mọc, lớp mô bao bọc xung quanh có thể phát triển thành nang, có nguy cơ dẫn đến việc hao hụt xương trong hàm của bạn.

• Nếu răng khôn có vị trí nằm ngang dưới nướu, những chiếc răng lân cận sẽ bị ảnh hưởng rất lớn thông qua việc ăn mòn dần phần chân răng.

• Vi khuẩn và các mảng bám có thể bám vào răng khôn, ngay cả khi răng khôn chưa mọc hoàn toàn.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu và các chuyên gia sức khỏe cộng đồng lại không cho rằng việc nhổ răng khôn khi răng vẫn còn đang khỏe mạnh là một lời khuyên tốt. Nếu nha sĩ khuyên bạn nên nhổ nhưng bạn lại không thể quyết định được, hãy tìm hiểu cũng như hỏi thêm ý kiến các bác sĩ khác nếu được nhé.

Phương pháp nhổ răng đơn giản

Thông thường, các nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nhổ răng của bạn phụ thuộc vào mức độ mọc của răng. Nếu răng khôn đã mọc hoàn toàn, việc nhổ răng là hoàn toàn khả thi đối với các nha sĩ. Đầu tiên, các nha sĩ sẽ gây tê phần nướu của bạn.

Tiếp đó, họ sẽ sử dụng kim để tiêm vào khu vực này một loại thuốc gây tê mạnh hơn. Kế tiếp, nha sĩ sẽ sử dụng kìm nhổ răng để làm yếu dần chân răng và sau đó nhổ răng bằng kẹp nha khoa. Cuối cùng, các nha sĩ sẽ vệ sinh vùng răng vừa nhổ cũng như các khu vực lân cận và sau đó sử dụng một loại vải mỏng chuyên dụng để giúp cầm máu.

Đọc thêm: Nhổ răng khôn có đau không? Biến chứng khi nhổ răng khôn là gì?

Tình trạng vùng răng sau khi nhổ

Vùng răng vừa nhổ có thể sẽ tiếp tục chảy máu cho đến hết ngày đầu tiên. Bên cạnh đó, khu vực này cũng sẽ có cảm giác đau đớn và sưng lên trong vòng vài ngày. Các vết bầm và thâm tím sẽ cần ít nhất một tuần để có thể trở lại như cũ.

Ngoài ra, bạn cũng không nên đánh răng trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ. Sau khoảng thời gian đó, bạn có thể nhẹ nhàng súc miệng với nước muối ấm mỗi 2 giờ trong vòng một tuần.

Có thể cần tiểu phẫu khi nhổ răng

Nếu một phần của răng khôn vẫn còn nằm dưới nướu, bạn sẽ phải nhờ các nha sĩ nhổ bỏ trước khi xuất hiện bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan. Đa số các nha sĩ đều có thể thực hiện tiểu phẫu này và thậm chí còn thực hiện một cách thường xuyên.

Trong quá trình tiểu phẫu, bạn sẽ được cung cấp một loại thuốc gây mê, chính vì thế bạn sẽ không cảm thấy đau đớn cũng như không nhớ rõ những việc xảy ra trong cả quá trình. Để thực hiện tiểu phẫu này, bác sĩ sẽ cắt và mở rộng nướu sau đó loại bỏ xương răng để có thể tiến hành nhổ răng. Bên cạnh đó, các nha sĩ cũng cần phải cắt răng ra thành nhiều phần nhỏ để giữ cho vết cắt trên nướu nhỏ nhất có thể.

Điều bạn nên làm hậu tiểu phẫu

Tốt nhất bạn nên có người đi chung để chở bạn về, hoặc bạn có thể đi taxi, nhưng đừng tự lái xe, vì bạn có thể vẫn còn choáng sau tiểu phẫu.

Bạn có thể kiểm soát cơn đau bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Các bác sĩ phẫu thuật cũng có thể kê cho bạn một đơn thuốc giảm đau, đặc biệt nếu họ có loại bỏ bất kỳ loại xương nào trong quá trình thực hiện.

Cách tự chăm sóc sau khi nhổ răng

Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, bạn đã có thể hoạt động như bình thường vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như giảm đau bằng cách:

  • Chườm đá lên hàm để giúp giảm đau và giảm sưng
  • Cố gắng hạn chế khạc nhổ để tránh di chuyển phần máu đông giúp hạn chế vết thương chảy máu
  • Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia và soda cũng như các loại thức uống nóng trong 24 giờ
  • Bạn sẽ khó có thể mở rộng miệng trong một tuần, vì thế bạn nên chọn các loại thức ăn mềm

Những tổn thương sau tiểu phẫu

Tuy hiếm gặp nhưng quá trình tiểu phẫu có thể làm tổn thương một số dây thần kinh trong khi nhổ răng ở hàm dưới. Điều này có thể khiến cho môi, lưỡi hoặc cằm của bạn bị mất cảm giác vĩnh viễn.

Đối với trường hợp nhổ răng khôn mọc ở hàm trên sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng xoang của bạn. Nếu cục máu đông giúp ngăn ngừa vết thương chảy máu trong miệng bạn bị rửa trôi quá sớm để lộ ra phần dây thần kinh cũng như xương của bạn, điều này có nguy cơ dẫn đến một tình trạng gây đau đớn gọi là viêm khớp khô. Viêm khớp khô xảy ra khi cục máu đông bị vỡ hoặc bị bật ra, để lộ phần xương và dây thần kinh. Tình trạng này có thể xảy ra với cả hai phương pháp nhổ răng.

Trường hợp bạn nên đến gặp bác sĩ

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức nếu như:

  • Bạn có dấu hiệu như bị bệnh sốt
  • Bạn gặp khó khăn trong việc thở cũng như nuốt
  • Mặt hoặc hàm vẫn đau và sưng phù sau nhiều ngày
  • Bạn cảm thấy tê hoặc cảm nhận được mùi hôi hoặc mùi mủ
  • Máu từ vết thương vẫn liên tục chảy sau 2 ngày, hoặc các cơn đau kéo dài hơn 1 tuần

Hầu hết mọi người đều trải qua quá trình mọc răng khôn, nhưng răng khôn đôi lúc lại mang đến cho bạn một số nguy cơ về sức khỏe. Hãy lưu ý những điều trên đây để chuẩn bị sẵn cho bản thân trong trường hợp cần phải nhổ bỏ răng khôn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cơn đau quặn mật

(96)
Tìm hiểu chungCơn đau quặn mật là gì?Cơn đau quặn mật là cơn đau liên quan đến túi mật. Các vấn đề chính của túi mật gây ra cơn đau quặn mật là đau ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách

(80)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách là gì?Rối loạn nhân cách là một nhóm các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách ... [xem thêm]

Mãn dục nam giới

(56)
Tìm hiểu chungMãn dục nam giới là bệnh gì?Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam ... [xem thêm]

U mạch

(83)
Định nghĩaU mạch là gì?U mạch là sự phát triển lành tính của các mao mạch nhỏ liên quan đến các mô mềm, các cơ quan, cơ và xương. U mạch lan ra phần lớn ... [xem thêm]

Lao ruột

(51)
Tìm hiểu chungLao ruột là bệnh gì?Lao là một bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thể gây ra nhiều triệu ... [xem thêm]

Các bệnh cơ nhân trung tâm

(95)
Định nghĩaCác bệnh cơ nhân trung tâm là gì?Các bệnh cơ nhân trung tâm là một nhóm các rối loạn thần kinh cơ; chủ yếu là các cơ bắp chịu trách nhiệm về ... [xem thêm]

Sán máng

(49)
Tìm hiểu về bệnh sán mángBệnh sán máng là gì?Bệnh sán máng (sốt ốc), là bệnh do ký sinh trùng sống trong nước ngọt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt ... [xem thêm]

Rối loạn chuyển hóa đường galactose

(86)
Tìm hiểu chungRối loạn chuyển hóa đường galactose là gì?Rối loạn chuyển hóa đường galactose là một tình trạng bệnh lý trong đó cơ thể không có khả năng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN