Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành.
Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó hoang hay chưa được tiêm phòng dại có thể gây bệnh dại – tình trạng nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
Cần làm gì khi con bạn bị chó cắn?
-
Rửa vùng bị cắn với xà phòng và nước. Nếu vết cắn chảy máu, cần băng ép bằng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch.
-
Khi ngưng chảy máu, bôi thuốc sát trùng vào vùng bị cắn.
-
Nếu trẻ đau, sử dụng thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
Đến gặp bác sĩ khi
-
Vết cắn do:
-
Chó hoang hoặc chó đi lạc.
-
Con vật chưa được tiêm dại gần đây.
-
Con vật có hành động kỳ lạ.
-
-
Vết cắn rách da.
-
Vết cắn ở đầu, cổ, mặt, tay, bàn tay, bàn chân hoặc gần khớp.
-
Vết cắn hoặc cào xước trở nên đỏ, nóng, sưng hoặc đau nhiều.
-
Trẻ trễ mũi tiêm hoặc không được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm nay.
Bố mẹ phải nắm những thông tin sau để khai báo với bác sĩ
-
Con gì cắn trẻ.
-
Ngày tiêm chủng vaccine dại của con vật đó, nếu biết.
-
Bất kỳ biểu hiện bất thường nào của con vật.
-
Nơi ở của con vật, nếu đã biết trước.
-
Có phải loài hoang dã hay đi lạc không hay được nuôi giữ bởi cục quản lý động vật địa phương.
-
Bảng ghi các mũi tiêm chủng của trẻ.
-
Danh sách các thuốc trẻ bị dị ứng.
Dự phòng
- Dự phòng trẻ bị chó cắn.
- Luôn để mắt đến con bạn khi chơi với động vật nói chung, thậm chí là thú cưng.
- Dạy trẻ không nên chọc thú cưng, sờ vào chúng nhẹ nhàng và tránh lại gần các con thú hoang dã hay đi lạc.
Tài liệu tham khảo
https://kidshealth.org/en/parents/animal-bites-sheet.html?WT.ac=p-ra#catsheets