Sơ cứu say nắng

(4.22) - 25 đánh giá

Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.

Dấu hiệu say nắng

Dấu hiệu say nắng

Các dấu hiệu và triệu chứng của say nắng thường bắt đầu đột ngột, đôi khi sau khi tập thể dục quá mức, ra mồ hôi nhiều và không bù đủ nước hoặc muối. Các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như sốc bao gồm:

  • Cảm giác choáng váng hoặc chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Nhịp tim nhanh và yếu.
  • Huyết áp thấp.
  • Da lạnh, tái, ẩm.
  • Sốt nhẹ.
  • Cơn chuột rút do nhiệt
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Nước tiểu sẫm màu.

Nếu nghi ngờ nạn nhân bị say nắng, hãy

  • Đưa nạn nhân ra khỏi ánh mặt trời, di chuyển vào bóng râm hoặc nơi có máy điều hòa nhiệt độ.
  • Đặt nạn nhân nằm xuống, nâng chân và bàn chân lên cao một chút.
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ quần áo của nạn nhân.
  • Cho nạn nhân uống nước lạnh hoặc nước giải khát không chứa cồn và caffeine.
  • Làm mát người nạn nhân bằng cách phun hoặc làm ẩm với nước lạnh và quạt.
  • Theo dõi nạn nhân cẩn thận vì say nắng có thể nhanh chóng chuyển qua sốc do nhiệt.
  • Gọi 115 hoặc trợ giúp y tế khẩn cấp nếu tình trạng của nạn nhân xấu đi, đặc biệt là nếu xảy ra ngất xỉu, lú lẫn hoặc co giật, hoặc sốt từ 40 độ C (104 độ F) trở lên kết hợp với các triệu chứng khác.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-heat-exhaustion/basics/ART-20056651

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phan Thị Xuân Viên - BS. Nguyễn Thị Minh Trang
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(48)
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng ... [xem thêm]

Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(73)
Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bầm

(65)
Sơ cứu khi bị bầm Vết bầm hình thành khi có sự tác động gây vỡ những mạch máu gần bề mặt da, một lượng máu nhỏ sẽ rỉ vào bên trong lớp mô dưới ... [xem thêm]

Trầy xước giác mạc

(80)
Trầy xước giác mạc là gì? Giác mạc là một cấu trúc trong suốt nằm ngay trước phần tròng đen của mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt và giúp hội tụ ánh ... [xem thêm]

Sơ cứu chảy máu nghiêm trọng

(49)
Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, ... [xem thêm]

Sơ cứu rắn cắn

(20)
Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể ... [xem thêm]

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

(67)
Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN