Sa van hai lá (bệnh van tim)

(3.8) - 55 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sa van hai lá (bệnh van tim) là bệnh gì?

Sa van hai lá là tình trạng van hai lá dày lên, phình vào trong tâm nhĩ. Đôi khi, sa van hai lá dẫn đến tình trạng máu rò rỉ ngược vào tâm nhĩ trái dẫn đến hiện tượng hở van hai lá. Trong hầu hết trường hợp, sa van hai lá không đe dọa đến tính mạng và người bệnh cũng không cần phải điều trị.

Những ai thường mắc phải Sa van hai lá (bệnh van tim)?

Sa van hai lá là bệnh khá phổ biến. Trong đó, nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của Sa van hai lá (bệnh van tim) là gì?

Bệnh van tim thường không có triệu chứng đặc biệt nào. Nhiều người có thể sống với bệnh van tim trong nhiều năm mà không biết mình bị bệnh. Số còn lại xuất hiện triệu chứng nhưng rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh, bao gồm:

  • Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp (đánh trống ngực);
  • Hoa mắt hoặc chóng mặt;
  • Khó thở, đặc biệt khi gắng sức hoặc nằm xuống;
  • Mệt mỏi hoặc bị đau nửa đầu;
  • Đau ngực;
  • Rung nhĩ (rối loạn nhịp tâm nhĩ).

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể không bị Sa van hai lá (bệnh van tim) nhưng có thể mắc phải bệnh tim mạch khác cùng triệu chứng nhưng nghiêm trọng hơn. Nếu đã được chẩn đoán sa van hai lá, bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng sa van hai lá của bạn chuyển biến nặng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra Sa van hai lá (bệnh van tim) là gì?

Bệnh van tim có thể do di truyền. Những người có dị tật ở thành ngực, bị vẹo cột sống…cũng có thể bị bệnh van tim. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh này như sốt thấp khớp và rối loạn mô liên kết như hội chứng marfan.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc Sa van hai lá (bệnh van tim)?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh van tim nếu bạn đang bị một trong những bệnh sau:

  • Hội chứng Marfan;
  • Hội chứng Ehlers-Danlos;
  • Dị tật tim bẩm sinh (dị tật Ebstein);
  • Bệnh loạn dưỡng cơ;
  • Vẹo cột sống;
  • Bệnh Grave.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị Sa van hai lá (bệnh van tim)?

Phương pháp điều trị sa van hai lá phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc khi bạn gặp phải các triệu chứng do sa van hai lá gây ra, những loại thuốc này bao gồm: aspirin, thuốc chống đông theo toa, thuốc chặn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc kiểm soát nhịp tim như flecainide (Tambocor), procainamide (Procanbid), sotalol (Betapace) hoặc amiodarone (Cordarone, Pacerone). Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật nếu sa van hai lá dẫn đến máu rò rỉ ngược vào tâm nhĩ trái.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán Sa van hai lá (bệnh van tim)?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh van tim bằng cách nghe nhịp tim. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bạn có bị bệnh van tim hay không bằng các phương pháp:

  • Chụp X-quang hoặc CT ngực;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI tim;
  • Điện tâm đồ (ECG).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Sa van hai lá (bệnh van tim)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến sa van tim:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Thực hiện chế độ giảm cân hợp lý. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn chế độ ăn kiêng khoa học và thích hợp hoặc bạn có thể tìm chuyên gia dinh dưỡng để biết cụ thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Co giật mí mắt

(92)
Hiểu biết chungCo giật mí mắt là tình trạng gì?Co giật mí mắt là hiện tượng các cơ mí mắt lặp đi lặp lại, co thắt không kiểm soát được. Tình trạng ... [xem thêm]

Dị ứng cây sơn độc

(46)
Định nghĩaDị ứng cây sơn độc là gì?Cây sơn độc là một loại cây có thể gây ra dị ứng da nghiêm trọng (viêm da do tiếp xúc). Sự dị ứng này xảy ra do ... [xem thêm]

Khiếm khuyết cơ thành bụng

(33)
Tìm hiểu chungKhiếm khuyết cơ thành bụng là bệnh gì?Khiếm khuyết cơ thành bụng là một dạng khiếm khuyết bẩm sinh khiến cho dạ dày, ruột hoặc các cơ quan ... [xem thêm]

Hội chứng Ogilvie

(34)
Tìm hiểu chungHội chứng Ogilvie là gì?Hội chứng Ogilvie là một rối loạn mắc phải đặc trưng bởi những bất thường ảnh hưởng đến các cơn co thắt cơ tự ... [xem thêm]

Nhiệt miệng

(13)
Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng từng mắc một lần trong đời. Vậy nhiệt miệng là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? ... [xem thêm]

Zona thần kinh

(34)
Zona thần kinh là một bệnh lý tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn và khó chịu. Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn có cách nhận ... [xem thêm]

Suy giáp

(43)
Tìm hiểu chungBệnh suy giáp là bệnh gì?Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một ... [xem thêm]

Hẹp thanh quản

(65)
Tìm hiểu chungHẹp thanh quản là bệnh gì?Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, dù ở trên thanh âm (thuộc về cửa hầu) hoặc duới thanh âm, có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN