Sơ cứu bỏng do hóa chất

(4.34) - 67 đánh giá

Sơ cứu

Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau:

  • Loại bỏ hóa chất gây bỏng

Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da dưới vòi nước mát đang chảy trong 10 đến 20 phút hoặc lâu hơn.

  • Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức bị dính hóa chất

  • Quấn nhẹ vùng bị bỏng

Quấn nhẹ vùng bị bỏng bằng vải khô vô trùng (nếu có) hoặc bằng miếng vải sạch.

  • Rửa lại vùng bị bỏng

Rửa lại vùng bị bỏng thêm nhiều phút nếu nạn nhân vẫn bị bỏng nhiều hơn sau lần rửa ban đầu.

  • Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau nếu cần. Bao gồm Aspirin, Ibuprofen, Naproxen hay Acetaminophen. Cẩn thận khi sử dụng Aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù aspirin được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ trên 2 tuổi, đừng bao giờ dùng Aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên vừa mới bệnh thủy đậu hoặc có triệu chứng giống như cúm. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy băn khoăn.

  • Tiêm phòng uốn ván

Tất cả vết bỏng đều dễ bị uốn ván. Cần chủng ngừa uốn ván mỗi 10 năm một lần. Nếu mũi chích cuối cùng của bạn cách đây đã quá 5 năm, khi bị bỏng hãy chích nhắc lại 1 mũi uốn ván.

Những vết bỏng nhỏ thường lành mà không cần điều trị gì thêm.

Hãy gọi cho đội cấp cứu nếu

  • Nạn nhân có dấu hiệu sốc như ngất xỉu, da nhợt nhạt hoặc khó thở.
  • Bỏng hóa chất xuyên qua lớp đầu tiên của da, gây bỏng độ 2 với diện tích bỏng có đường kính lớn hơn 7,6 cm (3 inch).
  • Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, vùng bẹn hay mông hoặc ở một khớp lớn.
  • Nạn nhân đau đớn không thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau thông thường.

Nếu bạn không rõ hóa chất đó độc hay không, hãy gọi cho Trung tâm kiểm soát chất độc. Nếu bạn gọi cho đội cấp cứu, nhớ cầm theo lọ hóa chất hoặc các nhãn mác giấy tờ liên quan để xác định chúng.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-chemical-burns/basics/ART-20056667

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Trần Thị Kim Vân - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu khi bị bỏng

(69)
Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định vùng da (mô) bị ảnh hưởng. Có 3 mức độ bỏng: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng ... [xem thêm]

Sơ cứu vết động vật cắn

(23)
Sơ cứu vết động vật cắn Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông Những vết ... [xem thêm]

Trầy xước giác mạc

(80)
Trầy xước giác mạc là gì? Giác mạc là một cấu trúc trong suốt nằm ngay trước phần tròng đen của mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt và giúp hội tụ ánh ... [xem thêm]

Sơ cứu nghẹt thở

(85)
Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Ở người lớn, thủ phạm thường là thức ăn. Ở ... [xem thêm]

Ô nhiễm không khí

(19)
Ô nhiễm không khí là gì? Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay ... [xem thêm]

Sơ cứu say nắng

(25)
Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc nhiệt

(19)
Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc phản vệ

(51)
Hình các tác nhân gây dị ứng Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với tụt huyết áp và khó thở xảy ra đột ngột. Ở những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN