Trầy xước giác mạc

(3.97) - 80 đánh giá

Trầy xước giác mạc là gì?

Giác mạc là một cấu trúc trong suốt nằm ngay trước phần tròng đen của mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt và giúp hội tụ ánh sáng. Trầy xước giác mạc là khi giác mạc bị một vết xước hoặc vết cắt trúng lên nó.

Nguyên nhân gây trầy giác mạc?

Trầy xước giác mạc xảy ra khi có vật gì đó rơi vào trong mắt, chẳng hạn như cát, bụi, chất bẩn, mạt gỗ hoặc mạt kim loại. Giác mạc còn có thể bị trầy xước do móng tay, cành cây hoặc kính áp tròng khô, bẩn. Dụi mắt mạnh cũng là một nguyên nhân gây trầy xước giác mạc.

Đối với một số người có lớp ngoài cùng của giác mạc yếu thì họ có thể bị trầy giác mạc mà không có nguyên nhân rõ ràng nào cả.

Làm sao để nhận ra bị trầy xước giác mạc?

Giác mạc rất nhạy cảm, do đó trầy xước giác mạc thường sẽ gây cho bạn cảm giác khá đau đớn. Nó tạo cảm giác như có hạt cát hoặc hạt sạn ở trong mắt. Khi đó mắt bạn có thể sẽ đỏ, mờ hoặc chảy nước mắt. Bạn sẽ cảm giác rằng đến ánh sáng cũng làm đau mắt bạn. Một số người còn có triệu chứng nhức đầu khi bị trầy xước giác mạc.

Cần làm gì nếu có vật lạ rơi vào mắt?

Khi bạn nghĩ có vật gì đó vừa rơi vào mắt mình thì trước tiên bạn cần xối rửa mắt với nước sạch hoặc dung dịch nước muối. Nơi làm việc của bạn có thể sẽ có chỗ để bạn rửa mắt.

Đôi khi, chớp mắt hoặc lật mi mắt trên cũng có thể giúp lấy đi một phần vật lạ nằm dưới mi mắt. Tránh dụi mắt. Nếu bạn hoặc người xung quanh nhìn thấy có vật lạ nằm trên phần tròng trắng của mắt thì hãy dùng khăn giấy mềm hoặc que tăm bông khều nó ra một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, đối với vật lạ nằm ngay trên giác mạc (trước phần tròng đen của mắt) bạn đừng đụng đến nó vì động tác lấy ra của mình có thể sẽ làm tổn thương giác mạc trầm trọng hơn. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn không thể tự lấy được vật lạ ra khỏi mắt hoặc trong trường hợp bạn biết có vật lạ trong mắt mà không xác định chính xác được.

Bác sĩ sẽ xử trí vết trầy xước giác mạc như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám mắt để đánh giá tổn thương và tìm xem còn có vật lạ nào nằm dưới mi mắt của bạn không. Một loại thuốc nhuộm màu vàng cam sẽ được phết lên mắt bạn để giúp bác sĩ nhìn thấy được vết trầy. Sau đó, bạn có thể được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Phần lớn những vết trầy nhỏ sẽ lành trong vòng 1 – 3 ngày. Bạn có thể sẽ cần phải quay lại tái khám vào ngay ngày hôm sau.

Nếu tôi đang sử dụng kính áp tròng thì sao?

Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng, bạn cần đặc biệt thận trọng vì bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn những người khác. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên ngưng đeo kính áp tròng vài ngày, đặc biệt là khi vết trầy xước đang được điều trị với thuốc nhỏ mắt.

Làm cách nào để tránh bị trầy xước giác mạc?

Hãy áp dụng những cách dưới đây:

  • Đeo kính bảo hộ khi bạn ở gần các loại máy móc có chức năng tạo ra các mảnh vụn gỗ, kim loại hoặc chất liệu khác bay trong không khí (như máy cưa gỗ hoặc bình xịt cát nén).
  • Cắt ngắn móng tay đối với người lớn, trẻ nhỏ và ngay cả trẻ nhũ nhi cũng vậy.
  • Cắt những nhánh cây ở tầm thấp.
  • Cẩn thận khi đeo kính áp tròng vào mắt và cần đảm bảo rằng chúng được rửa sạch đúng cách mỗi ngày.
  • Không đeo kính áp tròng khi ngủ.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/corneal-abrasions.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Ngọc Đan Thanh - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu vết động vật cắn

(23)
Sơ cứu vết động vật cắn Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông Những vết ... [xem thêm]

Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(19)
Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

Ô nhiễm không khí

(19)
Ô nhiễm không khí là gì? Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay ... [xem thêm]

Sơ cứu chuột rút do nhiệt

(61)
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

Sơ cứu nghẹt thở

(85)
Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Ở người lớn, thủ phạm thường là thức ăn. Ở ... [xem thêm]

Sơ cứu đau răng

(75)
Nguyên nhân gây sâu răng là gì ? Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Các vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh chóng dựa ... [xem thêm]

Sơ cứu đau đầu

(13)
Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN