Nứt lưỡi

(4.14) - 86 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nứt lưỡi là tình trạng gì?

Nứt lưỡi còn được gọi là lưỡi nứt kẽ hoặc lưỡi da bìu, biểu hiện những vết rạn, rãnh và khe nứt trên lưỡi. Tình trạng này thường là vô hại, nhưng cần được bác sĩ hoặc nha sĩ thăm khám cho chắc chắn.

Lưỡi nứt có thể có:

  • Các vết rạn, rãnh hoặc khe nứt xuất hiện trên đầu và mặt trên của lưỡi.
  • Những vết nứt chỉ ảnh hưởng đến lưỡi.
  • Các vết nứt trên lưỡi khác nhau về độ sâu, chúng có thể sâu tới 6mm.
  • Các rãnh có thể kết nối với nhau, chia cách lưỡi thành nhiều vùng hay thùy nhỏ.

Trừ khi các mảnh nhỏ tích tụ ở các khe nứt, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nứt lưỡi ?

Nứt lưỡi có thể thấy rõ khi lưỡi bị chia đôi theo chiều dọc. Đôi khi, lưỡi có rất nhiều vết nứt. Lưỡi của bạn cũng có thể xuất các vết rạn. Các rãnh sâu trên lưỡi thường dễ thấy. Bác sĩ và nha sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này một cách dễ dàng. Phần trung tâm lưỡi hay bị nứt, nhưng cũng có thể có các vết nứt ở rìa lưỡi.

Bạn có thể gặp tình trạng bất thường vô hại ở lưỡi kèm với nứt lưỡi là lưỡi bản đồ. Lưỡi bình thường được bao phủ bởi các cục hồng trắng nhỏ xíu gọi là nhú lưỡi. Những người có lưỡi bản đồ do thiếu nhú ở các vùng khác nhau của lưỡi. Những điểm không có nhú lưỡi thường mịn và đỏ, phần gờ hơi nhô lên.

Cả nứt lưỡi hay lưỡi bản đồ là tình trạng không lây nhiễm và vô hại. Tuy nhiên, cả hai có thể gây ra khó chịu và tăng nhạy cảm với một số chất nhất định.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra lưỡi bị nứt?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của nứt lưỡi. Tuy nhiên, tình trạng này được cho là một trong các biến thể của lưỡi bình thường.

Nứt lưỡi cũng liên quan với một số hội chứng nhất định, đặc biệt là hội chứng Down và hội chứng Melkersson-Rosenthal. Hội chứng Down, hay còn gọi là nhiễm sắc thể 21, là một tình trạng di truyền gây ra một loạt các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Những người bị hội chứng Down có ba bản sao của nhiễm sắc thể 21 thay vì hai.

Hội chứng Melkersson-Rosenthal là một tình trạng thần kinh đặc trưng bởi lưỡi bị nứt, sưng mặt và môi trên. Bại liệt Bell là hình thức của liệt mặt.

Lưỡi nứt cũng có thể do di truyền, vì nó thường xuất hiện nhiều trong một gia đình.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của nứt lưỡi như thế nào?

Vết nứt lưỡi đầu tiên có thể xuất hiện trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, nứt lưỡi phổ biến ở người lớn. Giống như các nếp nhăn nó có thể tăng theo tuổi tác, vết nứt lưỡi trở nên rõ rệt hơn khi bạn già đi. Nếu bạn thường xuyên kiểm tra răng, nha sĩ có thể phát hiện các vết nứt trên lưỡi của bạn. Đây là cách hầu hết các vết nứt ở lưỡi được tìm thấy.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nứt lưỡi?

Các trường hợp thường được quan sát như một phát hiện ngẫu nhiên khi kiểm tra răng miệng định kỳ và chẩn đoán được xác định bởi hình thái lâm sàng của lưỡi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nứt lưỡi?

Nứt lưỡi thường không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cần duy trì chăm sóc răng miệng và nha khoa thích hợp như bàn chải để chải đầu lưỡi giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và làm sạch lưỡi. Vi khuẩn và mảng bám có thể tích tụ trong các vết nứt, dẫn đến hôi miệng và nguy cơ gây sâu răng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nứt lưỡi?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với lưỡi bị nứt:

  • Giữ các thói quen chăm sóc răng miệng bình thường, bao gồm đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa.
  • Đến gặp nha sĩ hai lần mỗi năm để làm sạch răng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Áp xe thận

(63)
Áp xe thận là ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương ... [xem thêm]

Hở van hai lá

(21)
Tìm hiểu chungBệnh hở van hai lá là gì?Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van này mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi ... [xem thêm]

Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt

(90)
Tìm hiểu về phẫu thuật nối gân Achilles bị đứtPhẫu thuật nối gân Achilles bị đứt là gì?Phẫu thuật nối gân Achilles bị đứt là loại phẫu thuật xử lý ... [xem thêm]

Lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

(93)
Định nghĩaLỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn) là gì?Bệnh lỵ trực trùng, hay còn gọi là lỵ trực khuẩn hoặc xích lỵ, là bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ ... [xem thêm]

Hạ cam mềm

(47)
Tìm hiểu chungHạ cam mềm là bệnh gì?Bệnh hạ cam mềm là bệnh lý nhiễm trùng lây lan qua đường sinh dục. Tương tự như herpes sinh dục và giang mai, bệnh hạ ... [xem thêm]

Cơ tim phì đại

(76)
Tìm hiểu chungBệnh cơ tim phì đại là gì?Bệnh cơ tim phì đại là bệnh về rối loạn cơ tim, làm gián đoạn khả năng co bóp lưu thông máu của tim. Cơ tim phì ... [xem thêm]

U mạch

(83)
Định nghĩaU mạch là gì?U mạch là sự phát triển lành tính của các mao mạch nhỏ liên quan đến các mô mềm, các cơ quan, cơ và xương. U mạch lan ra phần lớn ... [xem thêm]

U răng

(41)
Tìm hiểu chungU răng là bệnh gì?U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN