Sơ cứu sốc phản vệ

(4.07) - 51 đánh giá

Hình các tác nhân gây dị ứng

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với tụt huyết áp và khó thở xảy ra đột ngột. Ở những người có cơ địa dị ứng, sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Trong một số trường hợp, phản ứng phản vệ có thể xảy ra chậm hoặc không biết tác nhân gây dị ứng.

Nếu bạn gặp một người đang có những biểu hiện của sốc phản vệ

  • Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Hỏi người đó xem họ có mang theo thuốc chống dị ứng tức thời không.
  • Nếu người đó nói cần sử dụng dụng cụ tiêm tự động, hãy hỏi xem liệu bạn có thể giúp họ tiêm thuốc hay không, thường là tiêm vào đùi hoặc mông.
  • Để người đó nằm ngửa trên mặt phẳng.
  • Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho họ. Không được cho họ uống bất kỳ thứ gì.
  • Nếu người đó nôn mửa hoặc chảy máu miệng, hãy đặt họ nằm nghiêng để tránh bị hít sặc.
  • Nếu không có dấu hiệu của hô hấp hoặc tuần hoàn, hãy tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho đến khi nhân viên y tế có mặt.
  • Hãy tiếp tục hồi sức dù các triệu chứng có vẻ thuyên giảm. Sau khi hết sốc, vẫn có khả năng các triệu chứng sẽ tái lại. Kiểm tra ở các cơ sở y tế trong vòng vài giờ là điều cần thiết.

Nếu bạn đang ở cùng với một người có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy cấp cứu ngay lập tức mà không đợi cho các triệu chứng thuyên giảm. Trong những trường hợp nặng, sốc phản vệ không được can thiệp kịp thời sẽ gây tử vong trong vòng nửa giờ. Các thuốc kháng Histamine, ví dụ Diphenhydramine, không đủ để chữa sốc phản vệ. Những dược phẩm này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng nhẹ, nhưng hiệu quả khá kém đối với trường hợp nặng.

Triệu chứng của sốc phản vệ

  • Phản ứng da bao gồm phát ban loang lổ, ngứa.
  • Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù.
  • Tắc các đường dẫn khí gây khó thở và thở khò khè hoặc thở rít.
  • Bắt mạch thấy nhanh và nảy nhẹ.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Chóng mặt, ngất.

Một số tác nhân gây sốc phản vệ thường gặp

  • Dược phẩm
  • Một số thực phẩm như đậu phộng, trứng, cá, nghêu, sò…
  • Độc tố do côn trùng đốt như ong, kiến lửa…

Nếu bạn đã từng có một phản ứng dị ứng nặng trong quá khứ, hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có cần được kê ống tiêm tự động epinephrine để mang theo bên người.

Xem thêm bài viết

  • Epinephrin (Adrenalin) Cấp cứu trong dị ứng sốc phản vệ
  • Phản vệ và sốc phản vệ – Triệu chứng và cách điều trị
  • Tài liệu tham khảo

    http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-anaphylaxis/basics/ART-20056608

    Biên dịch - Hiệu đính

    Đỗ Kỳ Lâm - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Sơ cứu sốc phản vệ

    (51)
    Hình các tác nhân gây dị ứng Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với tụt huyết áp và khó thở xảy ra đột ngột. Ở những ... [xem thêm]

    Sơ cứu rắn cắn

    (20)
    Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể ... [xem thêm]

    Sơ cứu hoá chất văng vào mắt

    (92)
    Nếu hóa chất văng vào mắt của bạn, hãy thực hiện những bước sau đây ngay lập tức: Rửa mắt bằng nước sạch Dùng vòi nước sạch và ấm để rửa trong ... [xem thêm]

    Sơ cứu hạ thân nhiệt

    (34)
    Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là gió lạnh buốt với độ ẩm cao hoặc ở trong môi trường lạnh, ẩm trong thời gian dài, cơ chế điều hòa của ... [xem thêm]

    Sơ cứu trẻ bị chó cắn

    (19)
    Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

    Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

    (73)
    Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

    Sơ cứu khi có vật lạ trong mắt

    (41)
    Nếu bạn cảm thấy có gì lạ trong mắt Bạn hãy Rửa tay sạch. Cố gắng rửa trôi vật lạ (dị vật, ngoại vật) bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. ... [xem thêm]

    Sơ cứu nghẹt thở

    (85)
    Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Ở người lớn, thủ phạm thường là thức ăn. Ở ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN