Sơ cứu nghẹt thở

(4.42) - 85 đánh giá

Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Ở người lớn, thủ phạm thường là thức ăn. Ở trẻ em thường do nuốt các vật nhỏ (ví dụ: đồ chơi, hạt sữa trân châu…). Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Dấu hiệu

Nghẹt thở có dấu hiệu chung là bàn tay nắm chặt vào cổ họng. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu này thì hãy tìm những dấu hiệu sau đây:

  • Không nói được.
  • Khó thở hoặc thở ồn ào.
  • Không có khả năng ho mạnh.
  • Da, môi và móng tay chuyển sang màu xanh tái hoặc tím.
  • Lơ mơ hoặc bất tỉnh.

Sơ cứu

Nếu nghẹt thở xảy ra, hãy tiếp cận theo cách Năm và Năm để sơ cứu:

  • Vỗ lưng 5 lần: Đầu tiên, thực hiện 5 lần vỗ lưng giữa 2 bả vai nạn nhân bằng gót (lòng) bàn tay của bạn.

  • Ép bụng 5 lần: Thực hiện 5 lần ép bụng, còn gọi là thủ thuật Heimlich (xem hướng dẫn cụ thể ở bên dưới).

  • Làm đi làm lại các động tác trên, 5 lần vỗ lưng và 5 lần ép bụng cho đến khi vật gây tắc nghẽn văng ra.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) không dạy các kỹ thuật vỗ lưng, chỉ dạy thủ thuật ép bụng. Nếu không biết kỹ thuật vỗ lưng, bạn có thể không làm. Cả hai cách tiếp cận trên đều được chấp nhận.

Thủ thuật Heimlich (ép bụng)

Thực hiện cho người khác

  • Đứng sau nạn nhân. Vòng cánh tay của bạn quanh thắt lưng. Đẩy nhẹ người nạn nhân về phía trước một chút.
  • Nắm chặt một bàn tay và đặt ở vị trí hơi phía trên rốn của nạn nhân.
  • Dùng bàn tay còn lại ôm chặt vào nắm tay đó. Nhấn nhanh và mạnh vào bụng theo hướng lên trên, như thể cố gắng nâng người nạn nhân lên.
  • Thực hiện ép bụng 5 lần nếu cần. Nếu vật gây tắc nghẽn vẫn không bị long ra, lặp lại chu kỳ “m và Năm”.

Nếu chỉ có bạn là người cứu hộ, hãy thực hiện vỗ lưng và ép bụng trước khi gọi cấp cứu 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương để được giúp đỡ. Nếu có người khác ở đó, bạn hãy nhờ họ gọi cấp cứu trong khi bạn thực hiện sơ cứu.

Nếu người bị ngạt bất tỉnh, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).

Thực hiện cho chính bạn

Đầu tiên, nếu bạn bị nghẹt thở khi đang ở một mình và bạn có điện thoại bàn, hãy gọi cấp cứu 115 hoặc số khẩn cấp địa tại phương ngay lập tức. Sau đó, mặc dù bạn sẽ không thể thực hiện việc vỗ lưng cho chính mình, bạn vẫn có thể thực hiện việc ép bụng để đánh bật tắc nghẽn.

  • Đặt một nắm tay ở vị trí hơi phía trên rốn của bạn.
  • Dùng bàn tay còn lại nắm chặt nắm tay ấy và gập người lên một bề mặt cứng như cạnh bàn hoặc ghế.
  • Ép mạnh nắm tay của bạn vào trong và lên trên.

Thông đường hô hấp cho phụ nữ mang thai hoặc người béo phì

  • Đặt tay của bạn ở vị trí cao hơn một chút so với thủ thuật Heimlich thông thường, tại mũi xương ức hoặc nơi gắn của các xương sườn thấp nhất.
  • Tiến hành như thủ thuật Heimlich, nhấn nhanh và mạnh vào ngực.
  • Lặp lại cho đến khi thức ăn hoặc vật gây tắc nghẽn khác bị long ra. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).

Thông đường hô hấp cho người đã bất tỉnh

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn nhà.
  • Thông đường hô hấp. Nếu nhìn thấy dị vật trong họng, đưa ngón tay vào miệng và móc dị vật ra. Bạn hãy cẩn thận để không đẩy thức ăn hoặc vật lạ vào đường hô hấp sâu hơn, điều này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) nếu vật lạ vẫn tắc nghẽn và bệnh nhân không phản ứng lại sau khi bạn thực hiện biện pháp trên. Cách nhấn mạnh ngực dùng trong hồi sức tim phổi (CPR) có thể làm các vật lạ long ra. Hãy nhớ kiểm tra lại miệng định kỳ.

Thông đường hô hấp cho trẻ sơ sinh < 1 tuổi bị ngạt thở

  • Giữ trẻ nằm sấp trên cẳng tay của bạn.
  • Vỗ 5 lần nhẹ nhàng nhưng dứt khoát vào giữa lưng trẻ bằng gót bàn tay của bạn. Sự kết hợp giữa trọng lực và việc vỗ lưng có thể làm dị vật văng ra.

  • Giữ trẻ nằm ngửa trên cẳng tay của bạn và đầu thấp hơn thân nếu như việc trên không hiệu quả. Sử dụng hai ngón tay đặt ở giữa xương ức của trẻ và ép lên ngực 5 lần.

  • Lặp lại việc vỗ lưng và ép ngực nếu hô hấp chưa phục hồi. Gọi cấp cứu y tế khẩn cấp.
  • Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ nếu những kỹ thuật trên đã làm thông đường hô hấp nhưng trẻ vẫn không thở lại.

Trẻ lớn hơn 1 tuổi, chỉ cần ép bụng.

Để chuẩn bị cho chính bạn trong những tình huống này, hãy học thủ thuật Heimlich và hồi sức tim phổi (CPR) trong một khóa đào tạo sơ cứu.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-choking/basics/ART-20056637

Biên dịch - Hiệu đính

Chế Ngọc Vân Khanh - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu bầm mắt

(66)
Sơ cứu bầm mắt Bầm mắt có thể xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện ... [xem thêm]

Sơ cứu chảy máu nghiêm trọng

(49)
Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, ... [xem thêm]

Sơ cứu đau đầu

(13)
Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy ... [xem thêm]

Sơ cứu vết cắn của người

(86)
Vết cắn của người có thể nguy hiểm tương tự hoặc thậm chí nguy hiểm hơn vết cắn của động vật, nguyên nhân do sự hiện diện của các loại vi khuẩn và ... [xem thêm]

Sơ cứu da bị phồng rộp

(22)
Hình minh họa da bị phồng rộp Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc nhiệt

(19)
Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của ... [xem thêm]

Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(19)
Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

Ô nhiễm không khí

(19)
Ô nhiễm không khí là gì? Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN