U mỡ

(3.87) - 53 đánh giá

Định nghĩa bệnh u mỡ

Bệnh u mỡ là gì?

U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành.

Những ai thường mắc phải?

U mỡ có thể ảnh hưởng cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường thấy ở phụ nữ trung niên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh u mỡ là gì?

Bệnh thường xuất hiện ban đầu dưới dạng một cục bướu mềm, tròn và không gây đau đớn dưới da. Bệnh nhân thường không biết rằng mình có u mỡ dưới da. Hầu hết các khối u mỡ dưới da có thể hơi nhão hoặc như cao su, và có thể mềm hoặc cứng. Chúng có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng.

Bạn có thể có nhiều hơn một u mỡ dưới da. Các khối u có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong.

Khối u thường đa dạng về kích cỡ nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất ở cẳng tay, cẳng chân, lưng và vùng cổ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, ruột, ngực và các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của chúng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thực tế, đây không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ. Gọi bác sĩ nếu bạn thấy đau ở khu vực có u. Nếu bạn thấy kích cỡ của khố u tăng đáng kể (ví dụ như gấp đôi) trong vòng 12 tháng, bạn nên liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể. Do u mỡ phát triển chậm, nên việc tăng kích thước có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra u mỡ là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh hiện vẫn chưa rõ. Các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, u mỡ có thể xuất hiện ở các thành viên trong cùng gia đình.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u mỡ là gì?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Độ tuổi: những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Bị các bệnh lý khác: có sẵn một bệnh khác như hội chứng Cowden, hội chứng Gardner.
  • Tiền sử gia đình: có người trong gia đình mắc bệnh này.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u mỡ?

U mỡ là những khối u vô hại và thường không cần đến điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chúng nếu nhận thấy khối u phát triển. Bệnh thường không tái phát sau khi phẫu thuật. Chúng có thể được loại bỏ bằng cách hút mỡ nhưng cách này thường không loại bỏ được toàn bộ u.

U mỡ vô hại nhưng bác sĩ cần phải đảm bảo rằng chỗ u không phải là một dạng u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ. Thông thường, ung thư mô mỡ phát triển nhanh, không dễ dịch chuyển dưới da và có thể gây đau đớn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u mỡ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng mà bạn đang có và khám tổng quát. Tuy nhiên, chẩn đoán chỉ có thể được khẳng định bằng sinh thiết. Sinh thiết là một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở khối u để xét nghiệm qua kính hiển vi.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u mỡ?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Kiểm tra bất kỳ chỗ u nào xuất hiện trên cơ thể. U mỡ thường lành tính nhưng các khối u khác có thể nghiêm trọng hơn và cần được điều trị.
  • Gọi bác sĩ nếu bạn thấy đỏ hoặc sưng và ấm ở vùng phẫu thuật.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

MERS

(17)
Tìm hiểu chungMERS là bệnh gì?MERS (hay Hội chứng hô hấp Trung Đông) là bệnh nhiễm trùng phổi do virus corona gây ra. Bệnh lần đầu tiên xuất hiện tại Ả Rập ... [xem thêm]

Gaucher

(56)
Tìm hiểu chungBệnh Gaucher là bệnh gì?Bệnh Gaucher là kết quả của sự tích tụ các chất béo trong các cơ quan nhất định, đặc biệt là lá lách và gan, điều ... [xem thêm]

Hẹp thanh quản

(65)
Tìm hiểu chungHẹp thanh quản là bệnh gì?Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, dù ở trên thanh âm (thuộc về cửa hầu) hoặc duới thanh âm, có ... [xem thêm]

Sái khớp háng

(79)
Tìm hiểu chungSái khớp háng là bệnh gì?Sái khớp háng là một dạng chấn thương háng. Tình trạng này xảy ra khi cơ bên trong đùi và vùng háng bị một lực tác ... [xem thêm]

Vết nhện cắn

(93)
Tìm hiểu chungVết nhện cắn là tình trạng gì?Nhện hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa nhưng nhiều người vẫn rất sợ chúng. Hầu hết các vết cắn của ... [xem thêm]

Viêm mũi vận mạch

(49)
Viêm mũi vận mạch rất thường gặp và là một trong số các bệnh viêm mũi. Biểu hiện của bệnh tương tự như các dạng viêm mũi khác với triệu chứng nổi ... [xem thêm]

Nhiễm độc thai nghén

(40)
Không phải mẹ bầu nào cũng biết về những rủi ro khôn lường do nhiễm độc thai nghén mang lại. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về vấn ... [xem thêm]

Phản ứng căng thẳng cấp tính

(67)
Tìm hiểu chungPhản ứng căng thẳng cấp tính là gì?Một phản ứng căng thẳng cấp tính xảy ra do một sự kiện căng thẳng nào đó. Từ ‘cấp tính’ có nghĩa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN