Da liễu

(4.43) - 76 đánh giá

Định nghĩa

Bệnh da liễu là gì?

Theo bác sĩ, bệnh da liễu là tình trạng da bị kích ứng hoặc viêm. Da chính là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể. Ngoài chức năng chính là bao phủ và bảo vệ cơ thể khỏi thương tổn vật lý cũng như sự tấn công của các mầm bệnh, da còn đảm đương nhiều nhiệm vụ khác như:

  • Tránh để cơ thể mất nước thông qua quá trình bốc hơi
  • Thu nhận xúc cảm (nóng, lạnh, đau…)
  • Góp phần điều hòa thân nhiệt
  • Lưu trữ lipid và nước
  • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh vitamin D

Bất kỳ chức năng nào bên trên gặp vấn đề cũng đều có nhiều khả năng dẫn đến bệnh về da liễu. Các bệnh da liễu thường gặp có thể kể đến như:

  • Nốt ruồi
  • Thủy đậu
  • Nổi mụn, bao gồm cả mụn trứng cá
  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Chàm (viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dạng đồng tiền)
  • Ung thư da
  • Viêm da tiết bã (gây ra hiện tượng “cứt trâu” thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, liên quan đến tình trạng các vảy đóng trên da đầu của bé. Viêm da tiết bã còn gây ra gàu trên tóc)
  • Bệnh vảy nến
  • Bạch biến
  • Chốc lở
  • Mụn cóc

Tuy một số bệnh về da có thể dễ dàng tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng đa số các bệnh da liễu cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn y tế.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh da liễu là gì?

Hầu hết trường hợp, triệu chứng bệnh da liễu có thể dễ dàng phát hiện và phân biệt bằng mắt thường. Tuy nhiên, không ít các bệnh về da có chung dấu hiệu, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa các vấn đề với nhau. Chúng thường là:

  • Vùng da bị sưng có màu trắng hoặc đỏ
  • Vùng da bị phát ban có thể bị đau, ngứa
  • Da bị đóng vảy hoặc trở nên thô ráp
  • Da có xu hướng tróc hoặc lột
  • Loét da
  • Da có vết loét hở
  • Da khô, nứt nẻ
  • Mảng da bị đổi màu so với các vùng da khác
  • Nổi bướu thịt, u nhỏ, mụn cóc hoặc các dấu hiệu tăng trưởng kích cỡ da khác
  • Nốt ruồi đổi màu sắc hoặc kích thước
  • Mất sắc tố da
  • Dạ bị phồng, sưng đỏ khi bị kích ứng hoặc tự phát

Dấu hiệu của bệnh da liễu trên từng người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da ở mỗi cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện của bệnh da liễu khác không được đề cập bên trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, dấu hiệu bất thường trên da có thể không cảnh báo về các bệnh da liễu, ví dụ như da ửng đỏ hoặc ngứa do mang giày mới hoặc mặc quần quá chật. Tình trạng này thường sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn. Ngược lại, một số bệnh về da có thể âm thầm phát triển mà không bộc lộ bất kỳ triệu chứng lưu ý nào, dẫn đến vấn đề chậm trễ trong điều trị, từ đó tạo điều kiện phát sinh biến chứng dài lâu.

Do đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân đang gặp phải các bệnh về da liễu, hay mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Cơ địa và vấn đề về da của mỗi người không giống nhau. Hãy thảo luận chi tiết với bác sĩ để sớm có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh da liễu là gì?

Dị ứng và tắc lỗ chân lông là nguyên nhân gây bệnh da liễu hàng đầu. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, sưng viêm và đôi khi bị đau nhức khó chịu. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, những yếu tố có khả năng cao dẫn đến các bệnh da liễu thường gặp còn được kể đến như:

  • Vi khuẩn tồn tại trong lỗ chân lông hoặc nang tóc gây tắc nghẽn
  • Nấm, ký sinh trùng hoặc các vi sinh vật xuất hiện bên dưới da
  • Nhiễm virus
  • Suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm trùng phát triển
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích thích hoặc lây bệnh da liễu từ người khác
  • Da nhạy cảm (thường do di truyền)
  • Một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp, hệ miễn dịch, thận cũng có nguy cơ kéo theo các bệnh về da
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Lối sống không lành mạnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu là gì?

Bên cạnh các nguyên nhân được đề cập bên trên, một người còn có rủi ro cao gặp phải các bệnh về da bởi những yếu tố nguy cơ như:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
  • Tiền sử gia đình dễ bị dị ứng hoặc các bệnh da liễu
  • Hen suyễn
  • Căng thẳng lâu ngày
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Thừa cân (béo phì)
  • Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán bệnh da liễu là gì?

Kiểm tra tình trạng da là bước đầu tiên trong quy trình chẩn đoán bệnh da liễu. Sau đó, các chuyên gia có thể yêu cầu bạn làm một số thủ thuật xét nghiệm nhằm nhận định nhận định chính xác loại bệnh da liễu đang xảy ra. Chúng có thể gồm:

  • Sinh thiết da: bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật y khoa để lấy một mẫu da của bạn đem đi xét nghiệm. Sinh thiết da thường dùng để xác định liệu bạn có bị ung thư da không hoặc loại ung thư da đang diễn ra là gì.
  • Xét nghiệm dị ứng: thủ thuật này đôi khi sẽ tìm được lý do gây nên tình trạng dị ứng da của người bệnh. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh da liễu sẽ giúp các chuyên gia xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.

Những phương pháp dùng để chữa bệnh da liễu là gì?

Nhiều chứng bệnh da liễu có thể điều trị được bằng thuốc thoa ngoài da, thuốc dạng uống hoặc tiêm dưới da, phổ biến nhất là:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc steroid
  • Thuốc kháng sinh
  • Chất bổ sung vitamin
  • Thuốc giảm đau

Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể cần điều trị bằng laser hoặc dùng thêm một số loại thuốc kê toa khác nhằm đối phó với vấn đề sức khỏe đang diễn ra cùng lúc với bệnh da liễu. Bên cạnh đó, nếu trên da có vết thương hở hoặc bệnh da liễu của bạn thuộc nhóm dễ lây nhiễm, bác sĩ có thể dùng thuốc mỡ để thoa lên vùng thương tổn và dùng băng, gạc vô trùng để bảo vệ vết thương.

Đôi khi, một người có thể bị bệnh da liễu do sử dụng mỹ phẩm không đúng cách hoặc dị ứng với thành phần bên trong các loại sản phẩm làm đẹp này. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể giải quyết bằng cách:

  • Tuân thủ đúng các bước vệ sinh và làm sạch da
  • Cân nhắc thay đổi những sản phẩm khiến bạn bị dị ứng bằng các dược mỹ phẩm lành tính, tốt nhất nên được bác sĩ kê toa
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

Mặt khác, bạn cũng nên lưu ý rằng không phải tất cả các bệnh về da đều có thể đáp ứng tốt với liệu trình điều trị. Một số tình trạng không thể điều trị triệt để nhưng có thể thuyên giảm theo thời gian. Mặc dù vậy, nếu bạn thường xuyên căng thẳng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác, nguy cơ tái phát bệnh da liễu sẽ rất cao.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát bệnh da liễu là gì?

Các bệnh da liễu do di truyền hoặc liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác thường không có biện pháp phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh.

Bên cạnh đó, các bệnh về da như ghẻ hay nấm ngoài da thường có tính lây nhiễm cao. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, ví dụ như lược, giày, chăn, khăn mặt…
  • Với những vật dụng chung, hãy lau sạch trước khi sử dụng và sau khi dùng xong
  • Tránh tiếp xúc với chất dịch của người đang bị bệnh da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm khác
  • Chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước và tránh hoạt động quá sức hoặc căng thẳng
  • Áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa những căn bệnh về da do virus, ví dụ như bệnh thủy đậu

Đối với những bệnh da liễu không lây như mụn hoặc dị ứng, bạn có nhiều cách để phòng ngừa như sau (lưu ý rằng mỗi phương pháp sẽ có tác dụng khác nhau tùy tình trạng da từng người):

  • Rửa tay và làm sạch da mặt đúng cách
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính, hợp với da
  • Tránh tác động mạnh lên da, ví dụ như nặn mụn
  • Tránh các món ăn, thức uống dễ gây dị ứng
  • Hạn chế làm việc trong môi trường dễ làm kích ứng da
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh hoặc các chất kích thích khác
  • Tránh tiếp xúc quá lâu với nước, ví dụ như bơi lội hoặc giặt giũ bằng tay, tắm rửa nhiều lần trong ngày
  • Nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước và tránh hoạt động thể lực quá sức hoặc căng thẳng
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Bảo vệ da khỏi thời tiết quá lạnh, nóng, hanh khô…

Tìm hiểu về chăm sóc da và các biện pháp chữa trị bệnh da liễu rất quan trọng để da luôn khỏe mạnh. Một số bệnh có thể tự chữa khỏi tại nhà nhưng cũng có nhiều bệnh phải được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Hãy tìm hiểu về căn bệnh và các triệu chứng của bạn để học cách điều trị cũng như chữa dứt điểm sớm, tránh để bệnh trở nên quá nghiêm trọng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm cổ

(52)
Định nghĩaThoát vị đĩa đệm cổ là gì?Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt ... [xem thêm]

Dị dạng Chiari

(26)
Tìm hiểu chungDị dạng Chiari là bệnh gì?Dị dạng Chiari là một tình trạng mà mô não kéo dài tới ống tủy sống của bạn. Nó xảy ra khi một phần của hộp ... [xem thêm]

Sốt ở trẻ nhỏ

(44)
Tìm hiểu chungSốt ở trẻ nhỏ là bệnh gì?Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất ... [xem thêm]

Xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận

(67)
Tìm hiểu chungXơ hóa hệ thống nguồn gốc thận (NSF) là gì?Xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận (NSF) xảy ra ở một số người bị suy giảm chức năng thận và có ... [xem thêm]

Tật khúc xạ

(77)
Tìm hiểu chungTật khúc xạ là gì?Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới ... [xem thêm]

Whipple

(53)
Tìm hiểu chungWhipple là bệnh gì?Bệnh Whipple là một tình trạng hiếm hoi xảy ra khi bạn bị nhiễm khuẩn, thường ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bệnh Whipple có ... [xem thêm]

Viêm da

(15)
Viêm da là một tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu cho người bệnh. Một số dạng viêm da có thể kéo dài rất lâu trong khi số khác chỉ xuất hiện và ... [xem thêm]

Hội chứng Meigs

(48)
Tìm hiểu chungHội chứng Meigs là gì?Hội chứng Meigs là một bộ ba các tình trạng bệnh lý bao gồm một khối u buồng trứng lành tính (cụ thể là u xơ buồng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN