Sơ cứu vết động vật cắn

(4.28) - 23 đánh giá

Sơ cứu vết động vật cắn

Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau:

Đối với vết thương nhẹ, nông

Những vết cắn làm rách da không đáng kể và không có nguy cơ mắc bệnh dại được xem là vết thương nhẹ. Hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Bôi kem kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn và băng vết thương lại bằng một miếng băng sạch.

Đối với vết thương nặng, sâu

Nếu vết cắn xuyên sâu qua da hoặc da bị rách nặng và chảy máu, hãy dùng một miếng gạc khô và sạch đè nhẹ lên vết thương để cầm máu rồi sau đó đến gặp bác sĩ.

Đối với nhiễm trùng

Nếu bạn thấy những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau hoặc rỉ dịch, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu nghi ngờ bệnh dại

Nếu bạn nghi ngờ con vật cắn có mang virus dại, bao gồm các động vật hoang dã, đặc biệt là dơi hoặc vật nuôi chưa rõ về chủng ngừa (chó, mèo), hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Lời khuyên của bác sĩ

Các bác sĩ khuyên rằng cần tiêm ngừa uốn ván định kì mỗi 10 năm. Nếu lần cuối bạn tiêm ngừa cách đây đã hơn 5 năm và vết thương của bạn sâu hoặc bẩn, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm mũi tăng cường. Hãy đi tiêm mũi tăng cường càng sớm càng tốt sau khi bị thương.

Đa số các vết cắn do vật nuôi gây ra. Thường gặp chó cắn nhiều hơn mèo. Tuy nhiên, vết mèo cắn dễ bị nhiễm khuẩn hơn vì vết thương sâu và không thể rửa sạch hoàn toàn. Những vết cắn của vật nuôi chưa tiêm ngừa và động vật hoang dã đều tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại. Bệnh dại thường gặp ở dơi, chồn hôi, gấu trúc Mỹ, cáo hơn là ở chó và mèo. Thỏ, sóc và một số loài gặm nhấm khác hiếm khi mang virus dại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC – Centers for Disease Control and Prevention) khuyến cáo rằng trẻ em hoặc người lớn có tiếp xúc với dơi, hoặc những người đang ngủ và phát hiện sự có mặt của dơi cần tìm đến trợ giúp y tế, ngay cả khi nếu họ không nghĩ rằng mình đã bị cắn. Đó là vì vết dơi cắn rất khó nhận biết bằng mắt.

Xem thêm bài viết

  • Bệnh dại
  • Bị chó/mèo cắn
  • Bệnh dại trẻ em
  • Tiêm phòng dại
  • Dạy trẻ phòng tránh chó cắn
  • Tránh bị rắn cắn

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-animal-bites/basics/ART-20056591

Biên dịch - Hiệu đính

Đỗ Kỳ Lâm - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu sốc nhiệt

(19)
Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do điện giật

(81)
Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc phản vệ

(51)
Hình các tác nhân gây dị ứng Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với tụt huyết áp và khó thở xảy ra đột ngột. Ở những ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mắt

(41)
Nếu bạn cảm thấy có gì lạ trong mắt Bạn hãy Rửa tay sạch. Cố gắng rửa trôi vật lạ (dị vật, ngoại vật) bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. ... [xem thêm]

Sơ cứu vết thương trầy xước, vết cắt và vết khâu da

(15)
Tôi nên làm sạch vết thương như thế nào? Cách tốt nhất để làm sạch vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương xuyên da (ví dụ như một vết thương do ... [xem thêm]

Sơ cứu da bị phồng rộp

(22)
Hình minh họa da bị phồng rộp Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên ... [xem thêm]

Sơ cứu trật khớp

(28)
Trật khớp là tổn thương do đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân trật khớp thường do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị điện giật

(39)
Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc vào loại dòng điện (một chiều hay xoay chiều), cường độ điện thế, vị trí dòng điện đi vào và ra khỏi cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN