Sơ cứu khi bị bỏng

(3.51) - 69 đánh giá

Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định vùng da (mô) bị ảnh hưởng.

Có 3 mức độ bỏng: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3. Phân loại độ bỏng giúp chúng ta xác định vấn đề cấp cứu.

Bỏng độ 1

  • Chỉ có lớp ngoài cùng của da bị bỏng. Đây là loại bỏng ít nguy hiểm nhất.
  • Da thường bị đỏ.
  • Thường có sưng phồng.
  • Đôi khi đau.

Điều trị bỏng độ 1 như là loại bỏng nhẹ khi nó không ảnh hưởng bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn, mông hoặc những khớp lớn.

Bỏng độ 2

  • Khi lớp thứ nhất và lớp thứ 2 của da (lớp bì) đều bị bỏng.
  • Xuất hiện bóng nước.
  • Da đỏ rực.
  • Sưng phù và đau dữ dội.

Nếu vết bỏng độ 2 có đường kính dưới 7.6 cm thì điều trị như bỏng nhẹ. Nếu bỏng rộng hơn hoặc bỏng ở bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn, mông hoặc ở các khớp lớn thì xem như bỏng nặng và cần tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.

Đối với bỏng nhẹ, bao gồm bỏng độ 1 và bỏng độ 2 có đường kính dưới 7.6 cm, hãy làm theo những bước sau:

Làm mát vết bỏng

Để vùng bị bỏng dưới vòi nước mát (không phải nước lạnh) đang chảy trong 10 đến 15 phút hoặc đến khi giảm đau. Nếu không thực hiện được, hãy ngâm vết bỏng vào nước mát hoặc làm mát bằng đắp gạc lạnh. Làm mát vết bỏng sẽ làm giảm sưng phù. Không đặt nước đá lên vết bỏng.

Băng vết bỏng bằng một miếng gạc xốp tiệt trùng

Không dùng bông tơ hoặc những vật liệu khác có thể để lại xơ vải trên vết thương. Cố định miếng gạc không quá chặt để tránh gây chèn ép lên vùng da bị bỏng. Băng bó giúp ngăn vết bỏng tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ vùng da bị phồng giộp.

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau bao gồm Aspirin, Ibuprofen, Naproxen hay Acetaminophen. Hãy cẩn trọng khi sử dụng Aspirin đối với thiếu niên và trẻ nhỏ. Tuy Aspirin được phép sử dụng với trẻ lớn hơn 2 tuổi, trẻ nhỏ hoặc thiếu niên mới lành bệnh thủy đậu hoặc những triệu chứng giống cúm không được dùng Aspirin. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có nhiều điều bận tâm.

Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh. Chú ý những dấu hiệu nhiễm khuẩn như đau tăng, sưng đỏ, sốt hoặc nôn mửa. Nếu nhiễm khuẩn tiếp tục tiến triển, hãy tìm trợ giúp y tế. Tránh lặp lại chấn thương hoặc tắm nắng trong vòng 1 năm khi xảy ra bỏng, điều này sẽ làm thay đổi sắc tố da nặng nề hơn. Che nắng vùng da này ít nhất là 1 năm.

Chú ý

  • Không dùng nước đá. Đắp trực tiếp nước đá lên vết bỏng có thể làm nhiệt độ cơ thể xuống thấp và làm vết bỏng nặng hơn.
  • Không đắp lòng trắng trứng, bơ hoặc thuốc mỡ lên vết bỏng, vì nó có thể gây nhiểm khuẩn.
  • Không làm vỡ vùng da bị phồng rộp. Các bóng nước bị vỡ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Bỏng độ 3

Là độ bỏng nặng nhất, ảnh hưởng tất cả các lớp của da và gây phá hủy mô vĩnh viễn. Cơ, mỡ, thậm chí là xương đều có thể bị ảnh hưởng. Những vùng này có thể bị cháy đen hoặc trắng và khô. Suy hô hấp, ngộ độc khí CO hoặc các triệu chứng nhiễm độc khác có thể xảy ra nếu bỏng kèm hít khói.

Với bỏng nặng, gọi 115 hoặc số cấp cứu tại địa phương. Trong khi chờ đợi cấp cứu, hãy làm theo những bước sau:

Không cởi bỏ quần áo bị cháy

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng nạn nhân không tiếp xúc với vật liệu đang cháy âm ỉ hoặc khói và nhiệt.

Không ngâm vùng bỏng nặng vào nước lạnh

Việc này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm thấp (hạ thân nhiệt) và giảm huyết áp và tuần hoàn (sốc).

Kiểm tra các dấu hiệu thở, ho hoặc cử động

Nếu nạn nhân ngưng thở hoặc không có dấu hiệu của tuần hoàn, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR).

Nâng cao bộ phận của cơ thể bị bỏng

Nâng cao hơn tim nếu có thể.

Che phủ vùng bị bỏng

Dùng băng mát, ẩm, tiệt trùng hoặc vải hay khăn sạch và ẩm.

Chích ngừa uốn ván

Bỏng có nguy cơ gây ra uốn ván. Các bác sĩ khuyến cáo nên chích ngừa uốn ván mỗi 10 năm. Nếu mũi tiêm cuối đã cách đây hơn 5 năm, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm mũi tăng cường.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/ART-20056649

Biên dịch - Hiệu đính

Đỗ Kỳ Lâm - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu vết thương trầy xước, vết cắt và vết khâu da

(15)
Tôi nên làm sạch vết thương như thế nào? Cách tốt nhất để làm sạch vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương xuyên da (ví dụ như một vết thương do ... [xem thêm]

Sơ cứu da bị phồng rộp

(22)
Hình minh họa da bị phồng rộp Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên ... [xem thêm]

Sơ cứu trầy xước giác mạc

(31)
Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc – “cửa sổ” bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc ... [xem thêm]

Hộp sơ cứu thiết yếu

(80)
Vì sao tôi cần trang bị một hộp sơ cứu? Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như ... [xem thêm]

Sơ cứu hạ thân nhiệt

(34)
Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là gió lạnh buốt với độ ẩm cao hoặc ở trong môi trường lạnh, ẩm trong thời gian dài, cơ chế điều hòa của ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng nắng

(40)
Triệu chứng bỏng nắng Triệu chứng của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Do ... [xem thêm]

Sơ cứu chuột rút do nhiệt

(61)
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường ... [xem thêm]

Sơ cứu say nắng

(25)
Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN