Niềng răng hô làm sao cho xứng đáng với giá tiền bạn bỏ ra?

(4.08) - 21 đánh giá

Chi phí niềng răng hô ở thị trường hiện nay có thể giao động tầm từ 20 đến 100 triệu. Đây là mức giá khá cao, nhưng nếu không biết cách chọn trung tâm nha khoa và chăm sóc răng sau khi niềng thì bạn có thể tốn kém mà hàm răng vẫn cứ hô lại hoàn hô!

Dưới đây bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu răng hô là gì, phương pháp niềng răng hô hiệu quả và chi phí niềng răng hô để nhanh chóng có được hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin nhé.

Răng hô là gì?

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, cắn xuôi, khớp cắn loại 2. Điều này có thể do răng hàm dưới phát triển không đủ hoặc răng hàm trên phát triển quá mức hoặc do răng cả 2 hàm đều phát triển sai. Đây là một trong những dạng sai lệch khớp cắn khiến cho sự tương quan hai hàm răng trên dưới không đạt chuẩn tỷ lệ.

Răng hô có 4 tình trạng sau đây:

– Răng hàm dưới bình thường, răng hàm trên nhô về phía trước.

– Răng hàm dưới lùi về phía sau, răng hàm trên bình thường.

– Răng hàm dưới lùi về phía sau, răng hàm trên nhô về phía trước.

– Răng hàm trên và hàm dưới đều nhô về phía trước.

1. Nguyên nhân gây răng hô

Các nguyên nhân gây răng hô có thể bao gồm:

• Di truyền: Đây là nguyên nhân gây răng hô khá phổ biến ở nhiều người. Theo số liệu thống kê của y khoa, tỷ lệ răng hô do di truyền đạt tới 70%. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị hô thì khả năng cao người con cũng sẽ mắc phải hiện tượng này tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau.

• Những thói quen xấu: Thói quen mút ngón tay, ngậm núm vú giả, ngủ thở bằng miệng, dùng lưỡi đẩy răng… Những thói quen này tưởng chừng vô hại nhưng kéo dài trong nhiều năm lại có thể là nguyên nhân khiến cho răng hàm trên bị đẩy về phía trước. Nguyên nhân này bạn hoàn toàn có thể thay đổi được bằng cách điều chỉnh thói quen.

• Sai lệch trong quá trình phát triển xương hàm: Quá trình chuyển tiếp từ đứa trẻ đến người trưởng thành có rất nhiều biến đổi, đặc biệt là cấu trúc của khung xương hàm. Khi cấu trúc xương hàm phát triển không hài hòa với nhau sẽ dễ dàng gây ra tình trạng này.

• Xương hàm và răng mất cân bằng: Xương hàm quá nhỏ hoặc kích cỡ chiếc răng quá lớn sẽ khiến cho các răng trong hàm mọc chen chúc, đẩy nhau hoặc nhô ra ngoài. Sự mất cân bằng này có thể khiến răng xu hướng hướng ra ngoài để đủ chỗ mọc, có thể gây ra tình trạng này.

2. Tác hại của răng hô

Răng hô có thể gây ra những tác hại như:

• Yếu tố thẩm mỹ: Khi độ lệch hàm răng trên và dưới quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, về lâu dài có thể gây biến dạng khuôn mặt, khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp công việc hàng ngày. Theo văn hóa phương Đông, răng hô thường không nhận được ấn tượng tốt từ những người xung quanh.

• Chức năng ăn nhai: Cấu trúc hàm răng khiến khớp cắn giữa hàm trên và dưới bị hở, điều này gây khó khăn khi nhai thức ăn. Tình trạng này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do thức ăn không được nghiền nát đầy đủ. Đồng thời, khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng như dễ nói ngọng và nói nhịu.

• Khả năng chấn thương: Khi bạn bị răng hô, ở hàm trên chìa ra phía trước dễ gặp phải rủi ro chấn thương do tác động ngoại lực cũng nhiều hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, răng hàm dưới khi cắn cũng có nhiều nguy cơ sẽ chạm vào mô nướu của răng hàm trên, đôi lúc sẽ làm tổn thương mô, tùy vào mức độ sai khớp mà phá hủy mô ở nhiều mức độ.

3. Phân biệt tình trạng răng hô

Tình trạng hô răng được chia ra làm các trường hợp như:

• Hô do hàm: Răng tuy mọc đều đặn, thẳng nhưng khi nhìn nghiêng sẽ thấy vùng miệng nhô ra nhiều hơn so với trán và mũi, cằm không phẳng. Thông thường khi cười bị hở lợi nhiều.

• Hô do răng: Răng sẽ mọc theo hướng chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm dưới, không thẳng so với xương hàm.

• Hô do cả răng và hàm: Đây là tình trạng nặng và phức tạp, có đầy đủ yếu tố của 2 tình trạng hô do hàm và hô do răng.

Bạn có thể dùng gương lớn để soi hoặc dùng điện thoại chụp các góc trên khuôn mặt để phân biệt. Tuy nhiên, cách quan sát bằng mắt chỉ có thể đem lại những nhận định tương đối. Để xác định chính xác tình trạng răng hô, bạn cần đến gặp bác sĩ và xét nghiệm hình ảnh để được chẩn đoán chính xác nhất.

4. Một số phương pháp chỉnh răng hô không cần niềng

Để chữa răng hô, bạn có thể thực hiện bằng các phương pháp sau đây:

• Chữa răng hô bằng cách bọc răng sứ: Cách này được sử dụng cho các trường hợp hô do răng mọc không đều, hướng ra ngoài với mức độ hô nhẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành mài phần răng bên ngoài, sau đó sẽ lấy dấu răng rồi bọc răng sứ với hình dáng và màu sắc giống răng thật để khắc phục tình trạng này. Thời gian thực hiện bọc răng sứ thường khá nhanh từ 2 đến 3 ngày.

• Chữa răng hô bằng cách phẫu thuật chỉnh răng: Phẫu thuật chỉnh răng sử dụng cho những trường hợp sau đây:

  • Răng hô nặng
  • Sai khớp cắn nghiêm trọng
  • Xương hàm trên dài quá mức so với xương hàm dưới
  • Tình trạng không thể điều trị bằng niềng răng hay bọc răng sứ

Phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện cắt bớt xương hàm trên và điều chỉnh cho các khớp cắn cân bằng với nhau. Quá trình phẫu thuật có thể được thực hiện trong vòng 3 – 4 tiếng. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần lựa chọn nha khoa, bệnh viện có uy tín, thiết bị hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao để ca phẫu thuật được diễn ra thành công và đảm bảo an toàn.

• Chữa răng hô bằng cách phẫu thuật hàm kết hợp: Ở những người bị hô do răng và hàm ở mức độ nặng đôi lúc cần phải phối hợp thực hiện phẫu thuật hàm hô rồi sau đó có thể bọc răng sứ hoặc niềng để tái tạo hình dáng mới, độ thẩm mỹ cho răng.

Hiện nay, niềng răng hô là phương pháp được sử dụng khá phổ biến mang lại độ hiệu quả tương đối cao nếu thực hiện sớm.

Phương pháp niềng răng hô hiệu quả

Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha giúp các răng mọc hô chìa về vị trí đúng tỷ lệ chuẩn khớp cắn. Điều này sẽ giúp hàm răng trở nên đều đẹp hơn. Thời gian niềng răng hô thường dao động từ 12 – 24 tháng tùy theo cơ địa và tình trạng răng cần điều chỉnh. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn mà không gây xâm lấn răng, một số trường hợp có thể khắc phục được tình trạng hô do cả răng và xương hàm ở mức độ nhẹ. Tùy mức độ hô mà phương pháp niềng răng có thể mang lại hiệu quả đạt từ 60% đến 100%.

Chi phí niềng răng hô

Tùy vào tình trạng răng và phương pháp mà bạn lựa chọn sẽ có mức chi phí niềng răng hô khác nhau:

• Chi phí niềng răng hô mắc cài kim loại: Khoảng 25 – 33 triệu.

• Chi phí niềng răng hô mắc cài sứ cao cấp: Khoảng 38 – 46 triệu.

• Chi phí niềng răng hô mắc cài kim loại tự khóa/tự đóng: Khoảng 40 – 48 triệu.

• Chi phí niềng răng hô mắc cài sứ tự khóa/tự đóng: Khoảng 48 – 56 triệu.

• Chi phí niềng răng hô mắc cài mặt trong: Khoảng 80 – 110 triệu.

Mức chi phí niềng răng trên chỉ mang giá trị tham khảo, bạn nên đến nha khoa hoặc bệnh viện để được tư vấn rõ hơn về giá cả.

Quy trình niềng răng hô

Các quy trình thực hiện niềng răng bao gồm:

1. Thăm khám bác sĩ: Sau khi đến nha khoa, người bệnh sẽ kiểm tra khám tổng quát và xét nghiệm hình ảnh khoang miệng. Dựa trên kết quả nhận được, bác sĩ sẽ phân tích cho người bệnh về tình trạng răng miệng hiện tại, đưa ra nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị chỉnh nha thích hợp.

2. Đưa phác đồ điều trị: Người bệnh sau khi đồng ý với phương án điều trị sẽ được lấy dấu răng để kiểm tra các khớp cắn. Bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chỉnh nha và đưa ra quy trình chi tiết cho người bệnh về dự kiến thời gian niềng, sự thay đổi của hàm răng, khuôn mặt người bệnh theo từng giai đoạn của quá trình chỉnh nha.

3. Chuẩn bị trước khi chỉnh nha: Trước khi thực hiện phương pháp niềng răng, người bệnh sẽ được cần được làm sạch, loại bỏ cao răng và mảng bám. Bên cạnh đó là việc xử lý răng vỡ, răng hư tổn hoặc nhổ răng nếu cần.

4. Gắn bộ niềng răng: Một bộ niềng răng thông thường sẽ bao gồm mắc cài và dây cung. Bác sĩ thực hiện gắn những bộ phận này cho bệnh nhân. Bộ niềng răng sẽ có chức năng kéo răng lại đúng khớp cắn, vì thế người bệnh có thể mất khoảng thời gian ngắn làm quen với việc này.

5. Theo dõi chỉnh nha: Trong quá trình chỉnh nha, người bệnh sẽ được căn dặn tái khám định kỳ khoảng 1 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi lần tái khám, người bệnh sẽ được kiểm tra sự dịch chuyển của răng và thực hiện các bước điều chỉnh cần thiết để đảm bảo răng di chuyển đúng. Các bước điều chỉnh có thể bao gồm thay dây cung, đeo dây thun chỉnh nha…

6. Tháo niềng răng hô: Sau khi bác sĩ đánh giá hàm răng đã đều đẹp, khớp cắn chuẩn, người bệnh sẽ được tháo bộ niềng răng. Người bệnh phải đeo hàm duy trì một thời gian để đảm bảo hàm răng được ổn định và tránh tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ sau niềng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 vấn đề xoay quanh việc niềng răng

Nguyên nhân răng hô trở lại sau khi niềng

Tình trạng răng hô trở lại sau khi niềng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Không đeo hàm duy trì đều đặn

Việc không đeo hàm duy trì thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hô răng trở lại sau khi niềng. Sau khi niềng, hàm răng vẫn chưa thật sự ổn định, bền vững và hoàn toàn có thể bị xô lệch, trở lại vị trí ban đầu dưới tác động của lực nhai, cắn. Cách đeo hàm duy trì có chức năng là để răng được ổn định ở vị trí mới, hạn chế những nguy cơ xô lệch sau niềng răng.

2. Bác sĩ không đủ chuyên môn

Chi phí bộ dụng cụ niềng răng thường không quá cao, mức phí niềng răng chủ yếu nằm ở chuyên môn của bác sĩ. Nhiều phòng khám nha khoa đưa ra mức chi phí niềng răng khá rẻ so với mặt bằng chung, nhưng tay nghề bác sĩ lại không cao. Điều này có thể dẫn đến hàm răng không đều đẹp, đánh giá sai lệch về thời gian tháo niềng, khiến răng dễ bị hô lại sau khi niềng.

3. Tháo niềng răng quá sớm

Thời gian tháo niềng răng hô phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Phương pháp niềng
  • Cách chăm sóc răng miệng
  • Tình trạng răng trước niềng
  • Mức độ thường xuyên tái khám định kỳ

Quyết định tháo niềng răng quá sớm có thể do các nguyên nhân như đi du học, đám cưới, bác sĩ không có chuyên môn, trách nhiệm để đánh giá tình trạng răng… Những yếu tố này không chỉ khiến răng bị hô trở lại mà còn khiến cho hàm răng không đều, hay thậm chí có thể gây biến dạng khuôn mặt do sai khớp cắn.

Nếu thực hiện đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ thì bạn có thể ngăn ngừa răng hô trở lại sau khi niềng. Tình trạng này còn có thể do nhiều nguyên nhân khách quan khác như lão hóa theo tuổi tác, thói quen nhai…

Cách chăm sóc sau khi niềng răng hô

Sau khi chỉnh răng hô, bạn cần lưu ý sử dụng hàm duy trì và xây dựng thói quen tốt cho răng:

Sử dụng hàm duy trì theo chỉ định

Sau khi chỉnh răng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì (retainer) để giúp giữ răng ở vị trí ổn định, hạn chế trường hợp dịch chuyển răng.

• Thời gian đeo hàm duy trì: Thời gian đeo hàm duy trì thông thường sẽ dao động từ 6 – 12 tháng. Từ 3 – 6 tháng đầu bạn có thể phải đeo từ 12 – 20 giờ mỗi ngày. 6 tháng tiếp theo có thể chỉ đeo ban đêm. Một số trường hợp sau 12 tháng đeo hàm duy trì, bạn có thể đeo thêm khoảng 3 – 4 ngày mỗi tuần vào ban đêm.

Thời gian đeo hàm duy trì thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như tình trạng răng, độ tuổi, cách ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng… Trong thời gian đeo, bạn cũng cần khám định kỳ để được theo dõi, xác định mức độ ổn định của hàm răng.

• Vệ sinh hàm duy trì: Bạn nên vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày bằng cách rửa qua với nước lạnh, làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng. Điều này sẽ giúp làm sạch các chất bẩn, mảng bám thức ăn và hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn. Việc rửa hàm duy trì bằng nước nóng có thể làm biến dạng nhựa, vì thế bạn nên hạn chế.

Xây dựng thói quen tốt cho răng

Những tật xấu như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, hút thuốc lá, uống rượu bia… có thể khiến cho răng dễ bị xô lệch sau khi niềng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Bạn nên từ bỏ các thói quen này và thay thế bằng các thói quen tốt cho răng miệng sau đây:

• Tái khám định kỳ: Một trong những cách chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng răng hô tốt nhất là khám răng định kỳ. Bạn nên tái khám định kỳ khoảng 4 – 6 tháng để được kiểm tra về tình trạng răng miệng và xử lý vấn đề bất thường.

• Lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Sau khi tháo niềng, răng còn yếu và chưa ổn định. Vì thế, bạn nên lựa chọn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng như các loại thịt cá, rau củ, trái cây, ngũ cốc thô và tránh các thực phẩm dai cứng, nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh.

Phương pháp chữa niềng răng hô đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về sự phát triển và tăng trưởng răng hàm, lắp đặt dụng cụ chỉnh nha một cách chính xác.

Ở độ tuổi thiếu niên, xương hàm chưa hoàn thiện và mới bắt đầu phát triển, việc can thiệp chỉnh nha bằng các dụng cụ niềng răng sẽ giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn và hàm răng phát triển đúng hướng. Điều này giúp kế hoạch điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn, giảm đau nhức, rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí.

Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng hô là khoảng từ 9 – 16 tuổi. Trong khoảng thời gian này, cấu trúc xương của trẻ đang trong quá trình hoàn chỉnh nên niềng răng sẽ hiệu quả cao.

Nhiều người thường chú ý đến chi phí niềng răng hô mà không hề biết rằng điều quan trọng là niềng răng hô thế nào mới hiệu quả. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng bạn. Vì thế, bạn hãy lựa chọn trung tâm nha khoa, bệnh viện có uy tín cùng bác sĩ có tay nghề cao để có hàm răng khỏe đẹp hơn nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 sự thật về cholesterol không phải ai cũng biết!

(21)
Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ thể, nó có thể cho bạn biết về sức khỏe tim mạch trong tương lai. Khi nồng ... [xem thêm]

6 mẹo trị thâm mắt cực hiệu quả từ mật ong

(81)
Đôi mắt thâm quầng cùng gương mặt nhợt nhạt, mệt mỏi làm cho bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông? Bạn đang muốn tìm các biện pháp khắc phục ... [xem thêm]

Cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú

(91)
Hầu hết các mẹ đều quan tâm đến việc làm sao để có đủ sữa mẹ cho con phát triển tốt. Đôi khi, bạn thắc mắc không biết những thực phẩm mà mình ăn ... [xem thêm]

Phụ nữ có thích quan hệ đường hậu môn như nam giới nghĩ?

(94)
Bạn có từng cãi vã với bạn đời của mình vì quan điểm khác biệt trong đời sống tình dục không? Có bao giờ bạn muốn thử quan hệ qua đường hậu môn và ... [xem thêm]

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì? Cách chữa bệnh sao cho hiệu quả?

(46)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là chứng bệnh tâm lý làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân ... [xem thêm]

Hiểu đúng về bệnh u nang buồng trứng để điều trị u nang buồng trứng

(58)
U nang buồng trứng là khối u nằm ở buồng trứng, có vỏ bọc bên ngoài, trong chứa dịch hoặc các chất rắn dạng bã đậu hay sừng… Tùy thuộc vào kích ... [xem thêm]

5 hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho cả nhà bạn trong sản phẩm tẩy rửa

(29)
... [xem thêm]

13 thực phẩm tốt cho tim mạch nên xuất hiện trong thực đơn

(53)
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm tốt cho tim mạch nhằm nâng cao sức khỏe cũng như đối phó với những vấn đề phát sinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN