8 sự thật về cholesterol không phải ai cũng biết!

(3.82) - 21 đánh giá

Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ thể, nó có thể cho bạn biết về sức khỏe tim mạch trong tương lai. Khi nồng độ cholesterol tăng quá cao, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ tăng cao gấp đôi. Hiểu rõ về cholesterol sẽ giúp cho bạn kiểm soát được chúng cũng như phòng ngừa bệnh tim một cách hiệu quả. Dưới đây là 8 sự thật về cholesterol bạn cần biết:

Bạn không thể sống mà không có cholesterol

Cholesterol sinh ra trong cơ thể chúng ta, đối với trẻ sơ sinh sẽ được hấp thu từ sữa mẹ. Thực tế, cholesterol còn được bổ sung vào sữa bột cho trẻ. Cholesterol cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của các hormone và tế bào. Nó cũng tạo nên cấu trúc của tế bào cơ thể và giúp gan tạo các axit cần cho chuyển hóa chất béo trong cơ thể bạn.

Những động mạch bị tắc nghẽn có thể trông giống như bơ

LDL cholesterol từ từ tích tụ trong thành mạch làm tắc nghẽn động mạch, hạn chế sự lưu thông máu và tạo những mảng xơ vữa. Từ đó động mạch dày lên cứng và bắt đầu có màu vàng. Nếu như bạn có thể nhìn vào các động mạch bị tắc nghẽn do cholesterol, bạn sẽ thấy chúng giống như được bao phủ một lớp bơ đông lạnh.

Bạn cũng có thể nhận biết được khi nồng độ cholesterol tăng cao

Bạn thường chỉ biết mình có nồng độ cholesterol cao khi bác sĩ thông báo. Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol cao cũng có thể được nhìn thấy một cách rõ qua những nốt màu vàng trên da của bạn được gọi là bệnh u vàng.

Những nốt này có độ lớn khác nhau và được tìm thấy khắp ở cơ thể, bao gồm khuỷu tay, đầu gối và mí mắt. Bệnh u vàng có xu hướng xuất hiện ở người già, những người mắc bệnh đái tháo đường hay người mắc chứng bệnh cao cholesterol trong máu di truyền.

Trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao

Nhiều người nghĩ rằng cholesterol cao chỉ là vấn đề của người lớn tuy nhiên chìa khóa để có mức cholesterol bình thường là bắt đầu tầm soát càng sớm càng tốt. Trẻ em nên bắt đầu được tầm soát trong độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi. Đặc biệt đối với trường hợp của những đứa trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, gia đình có tiền sử bị mắc bệnh tim mạch hoặc có nồng độ cholesterol cao cần tầm soát từ khi trẻ lên 2 tuổi.

Nam giới có nồng độ cholesterol cao có thể mắc bệnh ung thư tinh hoàn

Ngoài việc gây hại cho tim, cholesterol cao còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác. Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có nồng độ cholesterol ở khoảng 270mg/dl hay cao hơn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao gấp 4,5 lần so với những người có nồng độ khoảng 220 hoặc thấp hơn.

Nồng độ cholesterol thấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Ai cũng biết rằng cholesterol cao là không tốt nhưng cholesterol thấp cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên giữ nồng độ cholesterol ở mức 200mg/dl là mức trung bình đối với người lớn. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol trong cơ thể bạn dưới mức đó, ví dụ như 160mg/dl có thể dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe gồm cả bệnh ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ mang thai có nồng độ cholesterol thấp dễ đẻ non. Cholesterol thấp còn liên quan đến chứng lo âu và trầm cảm.

Tập thể dục làm tăng cholesterol tốt

Các bác sĩ thường khuyên tập thể dục có thể làm giảm nồng độ cholesterol một cách tự nhiên. Tuy vậy, một nghiên cứu mới đây cho biết tập thể dục có thể ảnh hưởng đến cholesterol theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào giới tính và chủng tộc của bạn.

Những người vận động động nhẹ một giờ hay vận động vừa phải nửa giờ một tuần có thể tăng HDL cholesterol tốt cho cơ thể.

Bạn có thể tự bổ sung cholesterol cho cơ thể thông qua ăn uống

Gan sản xuất khoảng 1.000mg cholesterol mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể cung cấp cholesterol cho cơ thể bằng cách ăn một số thực phẩm như thịt đỏ hay trứng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ bổ sung một lượng vừa đủ để tránh tình trạng cholesterol tăng quá cao.

Phía trên là những thông tin cơ bản về giúp bạn hiểu rõ hơn về cholesterol. Bạn nên duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định vì khi cholesterol tăng quá cao hay quá thấp cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điểm danh các cách chữa ù tai hiện nay

(28)
Có rất nhiều cách chữa ù tai hiện nay với cùng chung mục đích là giảm nhẹ triệu chứng và giúp người bệnh xao lãng tiếng ồn trong tai.Ù tai là một tình ... [xem thêm]

Chứng khó ngủ là do đâu và làm sao để chữa trị nó?

(27)
Một người trưởng thành luôn cần ngủ 7–8 tiếng mỗi ngày nhưng rất khó để đạt được khoảng thời gian này nếu bạn mắc chứng khó ngủ.Mất ngủ đôi ... [xem thêm]

Cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

(100)
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho bé yêu và mẹ. Mới đây, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ... [xem thêm]

Test mù màu: Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh?

(52)
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh mù màu. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này, bạn nên sớm làm test mù màu để kiểm tra tình ... [xem thêm]

Làm thế nào để trẻ yêu thương anh chị em của mình?

(10)
Xây dựng mối quan hệ anh chị em tốt đẹp giữa các bé là một trong những nhiệm vụ đầy khó khăn bởi công việc này đòi hỏi sự ứng xử khéo léo của các ... [xem thêm]

4 giai đoạn vú sản xuất sữa để con bú khi chào đời

(47)
Thiên chức làm mẹ đòi hỏi bạn phải biết cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ. Từ lúc mang thai, cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất sữa ... [xem thêm]

Món ăn tốt cho mẹ bầu khi đi làm không nên bỏ qua

(21)
Mẹ bầu đi làm nên ăn gì để thai nhi có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết? Chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn tốt cho mẹ bầu để mẹ đi làm vẫn ... [xem thêm]

Viêm tuyến vú

(88)
Tìm hiểu chungViêm tuyến vú là bệnh gì?Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN