Phẫu thuật sa mi mắt

(4.33) - 79 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật sa mi mắt là gì?

Phẫu thuật sa mi mắt dùng để nâng mi mắt, điều chỉnh vị trí mi và cải thiện thị lực. Bạn nên cân nhắc kỹ càng các lựa chọn và hy vọng về kết quả phẫu thuật.

Khi nào bạn sẽ thực hiện phẫu thuật sa mi mắt?

Ở người lớn tuổi, cơ nâng mi trên sẽ bị dãn và yếu đi khiến mi mắt sa xuống. Nếu sa mi mắt gây ảnh hưởng đến thị lực, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để điều trị. Nếu một bên mi mắt bị sa hoặc có sự khác biệt chiều cao ở 2 bên mi mắt, bạn nên phẫu thuật phục vụ mục đích thẩm mĩ.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn cần biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật sa mi mắt?

Phẫu thuật thường là phương thức hiệu quả duy nhất có thể kéo căng cơ nâng mi trên. Các dụng cụ nâng mi gắn kèm với kính có thể nâng mi mắt lên nhưng lại thường gây khó chịu, không hiệu quả và không có thẩm mĩ cao.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Giống như những cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật sa mi mắt cũng tiềm ẩn một số nguy cơ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích các nguy cơ này sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể gặp một số biến chứng dưới đây khi thực hiện các phẫu thuật:

  • Phản ứng với thuốc gây mê;
  • Chảy máu nhiều;
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu;
  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Riêng với phẫu thuật này, bạn còn có nguy cơ mắc các biến chứng chuyên biệt như:

  • Mi mắt bị chỉnh lệch (quá cao hoặc chưa đủ độ);
  • Chảy máu vào ổ mắt;
  • Trợt giác mạc;
  • Vấn đề thẩm mỹ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật sa mi mắt?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể trước khi phẫu thuật như có được ăn vài tiếng trước không. Thông thường, bạn nên nhịn ăn khoảng 6 tiếng trước khi phẫu thuật. Bạn có thể uống đồ uống, chẳng hạn như cà phê một vài tiếng trước phẫu thuật.

Quy trình thông thường của phẫu thuật sa mi mắt như thế nào?

Bác sĩ sẽ gây tê để tiến hành phẫu thuật trong khoảng 45–90 phút, tùy thuộc bạn bị sa mi mắt một hay hai bên. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở hốc mắt, sau đó khâu để kéo cơ lên nhằm tăng độ dính cho mi mắt và điều chỉnh độ cao của mi mắt.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật sa mi mắt?

Bác sĩ có thể cho bạn về nhà sau vài giờ nghỉ ngơi. Bạn không nên để mí mắt bị dính nước, hoạt động gắng sức hoặc cúi gập đầu cho tới khi được cắt chỉ. Bạn nên tránh trang điểm ở vùng mắt được điều trị, uống rượu bia trong vài tuần và tránh để mặt tiếp xúc với ánh nắng. Tập thể dục đều đặn có thể sẽ giúp bạn sớm trở lại với công việc thường ngày. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập thể dục, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Phẫu thuật có hiệu quả trong một khoảng thời gian dài. Tuy da mặt bạn sẽ tiếp tục bị lão hóa theo thời gian nhưng bạn vẫn trông trẻ tuổi hơn so với khi không thực hiện phẫu thuật.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng loét trực tràng đơn độc

(53)
Tìm hiểu chungHội chứng loét trực tràng đơn độc là gì?Hội chứng loét trực tràng đơn độc là tình trạng xảy ra khi một hoặc nhiều vết loét xuất hiện ... [xem thêm]

Viêm não

(72)
Tìm hiểu chungViêm não là bệnh gì?Viêm não là tình trạng viêm (sưng) ở não, thường xảy ra do nhiễm virus. Viêm não là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ... [xem thêm]

Alkapton niệu

(63)
Tìm hiểu chungBệnh alkapton niệu là gì?Bệnh alkapton niệu là một tình trạng di truyền hiếm gặp xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ lượng enzyme ... [xem thêm]

Rối loạn cong cột sống

(58)
Tìm hiểu chungRối loạn cong cột sống là bệnh gì?Cột sống hoặc xương sống bao gồm các xương nhỏ (đốt sống) xếp chồng lên nhau, cùng với các đĩa đệm. ... [xem thêm]

Ứ mật thai kỳ

(32)
Tìm hiểu chungHội chứng ứ mật thai kỳ là gì?Hội chứng ứ mật thai kỳ xảy ra vào cuối thai kỳ và gây kích thích ngứa dữ dội, thường là trên bàn tay và ... [xem thêm]

Tăng aldosteron nguyên phát

(16)
Tìm hiểu chungTăng aldosteron nguyên phát là gì?Tăng aldosteron nguyên phát là một loại dư thừa aldosteron. Tình trạng này xảy ra khi tuyến thượng thận, hai tuyến ... [xem thêm]

Căng cơ

(16)
Tình trạng cơ bắp bị giãn quá mức dẫn đến căng cứng không chỉ xảy ra ở vận động viên. Thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải vấn ... [xem thêm]

Mòn răng

(19)
Tìm hiểu về mòn răngMòn răng là gì?Mòn răng là kết quả của mài mòn các bề mặt răng đối diện nhau hoặc do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Mài mòn do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN