U nang buồng trứng là khối u nằm ở buồng trứng, có vỏ bọc bên ngoài, trong chứa dịch hoặc các chất rắn dạng bã đậu hay sừng… Tùy thuộc vào kích thước của khối u, loại nang và triệu chứng mà bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị u nang buồng trứng hiệu quả.
U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ bé gái mới lên 3 cho đến những cụ bà ở tuổi 80. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản… Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên khám sức khỏe kết hợp với khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng để cập nhật những thông tin hữu ích xoay quanh căn bệnh này.
U nang buồng trứng có mấy loại?
U nang buồng trứng được chia thành hai dạng: u nang cơ năng và u nang thực thể.
U nang cơ năng
U nang cơ năng sinh ra do rối loạn chức phận buồng trứng, không có tổn thương giải phẫu. Nang cơ năng là những nang nhỏ, vỏ mỏng, căng nước, chỉ gặp ở những phụ nữ còn kinh nguyệt và tiến triển nhanh. Dạng nang này có thể tự biến mất sau vài chu kỳ kinh. U nang cơ năng có 2 dạng, gồm: nang bọc noãn và nang hoàng tuyến.
- Nang bọc noãn: Là nang không vỡ vào ngày rụng trứng, liên tục lớn lên (kích thước từ 3 – 10cm) và tiếp tục tiết estrogen. Do đó, người bị u nang dạng này thường có dấu hiệu là chậm kinh nên đôi khi bị nhầm là dấu hiệu mang thai sớm.
- Nang hoàn tuyến: Loại nang này lớn hơn nang bọc noãn, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên buồng trứng. Nang hoàn tuyến có đặc điểm vỏ nang mỏng, trong chứa nhiều dịch lutein do sự tăng cao hormone hCG. Dạng u nang này thường gặp ở những bệnh nhân chửa trứng hay vô sinh, đang được điều trị bằng hormone hướng sinh dục liều cao như hCG.
U nang thực thể
Các u nang thực thể thường là lành tính nhưng vẫn có nguy cơ phát triển thành ác tính. U nang thực thể có các loại như: u nang nước, u nang nhầy, u nang bì.
- U nang nước: Đây là dạng u lành tính, thường có lớp vỏ mỏng, cuống dài, bên trong chứa dịch trong. Loại nang này thường không dính vào các tạng xung quanh, đôi khi có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài của vỏ nang. Lưu ý là nếu nang có nhú thường là nang ác tính.
- U nang nhầy: Dạng nang này là loại nang có nhiều thùy nên có thể có kích thước lớn, thành nang dày có hai lớp: lớp ngoài là tổ chức xơ, ở trong là lớp thượng bì trụ đơn, trong nang chứa chất nước đặc nhầy màu vàng. Nang nhầy có thể dính vào các tạng xung quanh.
- U nang bì: thường gặp nhất là u quái (hay còn gọi là teratoma) và khối u tế bào mầm. U nang bì có thể gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, tuổi mãn kinh hoặc ở trẻ em. Đặc biệt có khoảng 10% bệnh nhân có u nang này khi đang mang thai. Thành nang có cấu trúc như da có lớp sừng, mỡ, trong nang chứa tóc, răng, các chất dạng bã đậu… Nguyên do là các cấu trúc này được hình thành từ các tế bào phôi thai.
Dấu hiệu u nang buồng trứng
Thực tế là có người bị u nang buồng trứng không có dấu hiệu gì trong khi người khác lại có rất nhiều các dấu hiệu. Tùy vào tính chất của khối u nang, mà bệnh nhân có thể có các dấu hiệu như:
- Nang bọc noãn: Người bị nang bọc noãn thường không có triệu chứng rõ rệt. Đôi khi bệnh nhân cảm thấy nặng vùng bụng, chậm kinh, nếu nang vỡ sẽ có dấu hiệu đau và rong kinh, giống triệu chứng của thai ngoài tử cung bị vỡ.
- Nang hoàn tuyến: Hầu hết bệnh nhân bị nang hoàn tuyến có triệu chứng đau vùng chậu, các khối u có kích thước có thể trên 10 cm nên có thể sờ thấy được.
Các khối u nang thực thể phần lớn không có triệu chứng gì, cho đến khi xuất hiện các biến chứng.
Biến chứng của u nang buồng trứng
Người bị u nang buồng trứng có thể gặp một trong các biến chứng sau:
- Xoắn u nang: Biến chứng này thường xảy ra với nang bì, đôi khi xảy ra với nang nhầy, nang nước, nang hoàn tuyến. Khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân có các triệu chứng đau đột ngột dữ dội, vã mồ hôi, choáng, nôn, rối loạn nhu động ruột…
- U nang buồng trứng phát triển thành ung thư: có thể gặp khi người bệnh bị nang nước, có các nhú trong vỏ nang.
- Vỡ u nang: Biến chứng này thường xảy ra sau khi nang bị xoắn nhiều vòng hoặc do chấn thương va đập vào u nang.
- Nhiễm khuẩn u nang: Xảy ra sau khi xoắn u nang, nhiễm khuẩn làm u nang to lên dính vào các tạng xung quanh.
- Nang chèn ép tiểu khung: Nang phát triển với kích thước lớn gây chèn ép trực tràng, bàng quang, niệu quản. Nang to tiến triển trong nhiều năm choán hết ổ bụng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù…
- Có thai kèm u nang: U nang có thể gây sẩy thai, sinh non, u bị hoại tử có thể gây nguy hiểm cho thai phụ, khối u gây chèn ép đường ra của thai nhi khi sinh… Nếu cần phải phẫu thuật cắt bỏ, thai phụ nên chờ đến tháng thứ 4 của thai kỳ nhằm tránh sảy thai. Biến chứng xoắn u nang cần được mổ ngay ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ.
Chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng
Chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng
Các bác sĩ thường chẩn đoán bạn bị u nang buồng trứng hay không dựa vào yếu tố sau:
- Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng
- Khám vùng chậu
- Tiền sử bệnh lý, có thể kết hợp với các xét nghiệm khác để loại trừ cơn đau không phải do tình trạng viêm vùng chậu (PID), viêm ruột thừa hoặc sỏi thận…
- Thử hCG để phân biệt với thai ngoài tử cung
- Siêu âm
- Xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định tính chất khối u…
Điều trị u nang buồng trứng
Việc điều trị u nang buồng trứng tùy thuộc vào kích thước của khối u, loại nang và triệu chứng. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp:
- Nang bọc noãn: Việc điều trị tùy thuộc vào kích thước, loại nang và triệu chứng. Đối với nang kích thước nhỏ (thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ), khối u thường tự biến mất. Việc uống thuốc tránh thai có thể ngăn cản sự hình thành nang và sự phát triển kích thước của nang. Bác sĩ thường đưa ra chỉ định phẫu thuật khi thấy u nang tồn tại trên 3 tháng, sau khi điều trị bằng thuốc tránh thai 3 tháng u nang không biến mất hoặc có dấu hiệu xoắn hay vỡ.
- Nang hoàn tuyến: Với người bị u nang dạng này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi nang có dấu hiệu xoắn hay vỡ.
- U nang nhầy: Với trường hợp bệnh nhân chưa có con, bác sĩ sẽ chỉ định bóc tách nang để lại phần lành buồng trứng, đối với người nhiều tuổi nên cắt bỏ buồng trứng.
- U nang bì: Với dạng u nang này, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất có nguy cơ chuyển thành ác tính. Việc phẫu thuật dạng khối u thường là cắt bỏ cả buồng trứng.
Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua những cơn đau như đau đẻ do bệnh u nang buồng trứng gây ra của chị Nguyễn Thị xuân Lộc (Khánh Hòa) số điện thoại 0792075348
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng u nang buồng trứng nhằm hạn chế phẫu thuật
Với các u nang buồng trứng lành tính, kích thước nhỏ hơn 6cm, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng phương pháp nội khoa nhằm bảo tồn buồng trứng.
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược chứa thành phần có công dụng giúp làm tiêu khối u như trinh nữ hoàng cung được nhiều người lựa chọn. Trinh nữ hoàng cung là một loại thảo dược có tác dụng trong phòng ngừa khối u, làm nhỏ khối u theo cơ chế thực bào, tăng cường miễn dịch.
Trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, các thầy thuốc đã sử dụng trinh nữ hoàng cung để điều trị các bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới từ rất lâu. Tác dụng của trinh nữ hoàng cung đã được ghi chép rất rõ trong sách Cây thuốc và động vật làm thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của trinh nữ hoàng cung khi nghiên cứu dịch chiết từ lá loại cây này. Kết quả cho thấy:
- Các hợp chất flavonoid trong dịch chiết có tác dụng chống oxy hóa, chống tế bào ung thư
- Các hợp chất alkaloid có tác dụng kích thích miễn dịch, tác động trực tiếp nên các tế bào khối u giúp ức chế tế bào ung thư.
Kế thừa tinh hoa của nền y học cổ truyền kết hợp với kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, các nhà khoa học sử dụng trinh nữ hoàng cung làm thành phần chính trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang (*). Sản phẩm có kết hợp với các loại dược liệu khác như: khương hoàng, hoàng cầm và hoàng kỳ… nhằm gia tăng công dụng hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt…
Công dụng của các thành phần thảo dược trong Nga Phụ Khang
- Trinh nữ hoàng cung: Thành phần của trinh nữ hoàng cung có chứa khoảng 32 alkaloid, đặc biệt là Lycorine, Crinafolin, Crinafolidin và B-Epoxyambellin có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, điều hòa hormone sinh dục ở cả nam và nữ. Do đó, loại thảo dược này mang lại các công dụng trong việc chữa nhiều bệnh như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến…
- Khương hoàng: Tên quen thuộc là nghệ vàng. Loại thảo dược này được chứng minh có các công dụng làm đẹp da, tăng cường hệ tiêu hóa, tăng khả năng tiêu diệt các khối u, trong đó có u xơ tử cung. Vì vậy, khương hoàng có công dụng giúp hạn chế sự phát triển của khối u.
- Hoàng kỳ: Loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời làm giảm kích cỡ và chống lại sự phát triển của khối u. Ngoài ra, hoàng kỳ còn được dùng trong điều trị ung thư, ngăn ngừa sự rối loạn miễn dịch của các khối u ác tính.
- Hoàng cầm: Có tác dụng tương tự như khương hoàng và hoàng kỳ, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của khối u (u xơ tử cung, u nang buồng trứng) về cả kích cỡ và số lượng.
5 lý do Nga Phụ Khang được đông đảo bệnh nhân u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến… tin dùng
Xem thêm: GS. TS. Nguyễn Đức Vy phân tích và tư vấn về cách phòng ngừa u nang buồng trứng, u xơ tử cung
Để được tư vấn về bệnh u nang buồng trứng, u xơ tử cung và sản phẩm Nga Phụ Khang, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6305 hoặc hotline 091 718 5170 – 091 723 0950 (Zalo/Viber).
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quan Lan/HELLO BACSI