Những thảo dược giúp bạn có mái tóc khỏe đẹp

(3.81) - 37 đánh giá

Sức khỏe không tốt có thể khiến tóc khô xơ, gãy rụng và thậm chí gây hói đầu. Nếu muốn có mái tóc khỏe đẹp hơn, bạn có thể tìm đến một số loại thảo dược quen thuộc như dâm bụt, nha đam, rau má…

Bạn có thể dễ dàng tìm được các sản phẩm chăm sóc giúp tóc khỏe đẹp hay kích thích mọc tóc có nguồn gốc thảo dược trên thị trường ở các dạng khác nhau. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về những dòng sản phẩm chứa thành phần thảo dược để có mái tóc mềm mượt như nhung nhé!

Dầu thảo dược giúp tóc khỏe đẹp

Dầu thảo dược cho tóc còn được gọi là thuốc bổ tóc, là hỗn hợp gồm chiết xuất thảo dược và dầu nền. Các loại dầu nền phổ biến dùng để làm dầu thảo dược cho tóc là:

  • Dầu dừa
  • Dầu ô liu
  • Dầu jojoba
  • Dầu óc chó
  • Dầu khoáng
  • Dầu mầm lúa mì
  • Dầu hạnh nhân ngọt

Bên cạnh dầu nền, dầu thảo dược còn chứa một số chiết xuất thảo dược giúp tóc khỏe đẹp sau đây:

1. Hoa dâm bụt Trung Quốc

Hoa dâm bụt Trung Quốc (hibiscus rosa sinensis) là một loại cây bụi mọc xanh quanh năm. Hoa dâm bụt ăn được, có màu sắc rực rỡ, thường được sử dụng để làm trà thảo dược. Dâm bụt có công dụng giúp kích thích nang tóc, tăng kích thước nang tóc và giúp tóc mọc nhanh nên là một loại thảo dược giúp mái tóc khỏe đẹp hơn.

2. Cây bacopa monnieri

Đây là một loại thảo dược dạng cây leo được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Cây bacopa hay còn gọi là cây brahmi có chứa alkaloid có khả năng kích hoạt các loại protein quan trọng cho sự phát triển của tóc.

3. Cây nút áo

Cây nút áo (tridax procumbent) là một loại thảo dược Ấn Độ dạng cây leo thuộc họ cúc, cũng mọc nhiều ở nước ta. Thảo dược này có chứa chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc và có thể dùng kết hợp với các loại thảo dược khác.

4. Cây cam tùng

Cây cam tùng (jatamansi) là một loại cây bụi nhỏ có thân và rễ có khả năng tăng tốc độ mọc tóc. Ngoài ra, cây cam tùng giúp tăng sự phát triển của tóc ở những người bị rụng tóc do hóa trị.

5. Nhân sâm

Nhân sâm (panax ginseng) là một loại thảo dược được coi là phương thuốc tự nhiên lâu đời rất tốt cho sức khỏe. Nhân sâm cũng giúp cải thiện tình trạng rụng tóc do chứa chất saponin. Chất này ức chế hoạt động của enzyme 5a reductase có liên quan đến rụng tóc ở nam giới, nhờ đó giúp ngăn ngừa rụng tóc để bạn có mái tóc khỏe đẹp.

Một số loại dầu dưỡng tóc thảo dược được điều chế thành dầu gội hoặc dầu dưỡng tóc nên bạn hãy lưu ý hướng dẫn của nhà sản xuất về cách dùng dầu thảo dược lên tóc.

Hướng dẫn sử dụng sẽ cho bạn biết mình nên dùng dầu lên tóc ướt hay khi tóc còn khô. Khi dùng dầu thảo dược cho tóc, bạn nên rửa sạch tay rồi xoa dầu thảo dược trực tiếp lên đầu và gội theo hướng dẫn.

Thuốc mỡ thảo dược giúp tóc khỏe đẹp

Đây là loại thuốc mỡ chứa nhiều loại thảo dược kết hợp với lanolin hoặc sáp dầu và nước. Các thành phần khác có thể bao gồm sáp ong hoặc bơ ca cao. Trong loại thuốc mỡ này thường có chiết xuất của nhiều thảo dược như:

1. Quả lý gai

Quả lý gai hay mận gai có tên tiếng Anh là gooseberry là một loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Quả lý gai có công dụng giúp tóc khỏe và thúc đẩy tóc mọc nhanh. Loại thảo dược này cũng chứa một số chất chống oxy hóa giúp tóc khỏe đẹp.

2. Cây rau má

Rau má còn gọi là gotu kola là một loại thảo dược phổ biến có công dụng giúp tóc nhanh dài, kích thích mọc tóc, đặc biệt là giúp tăng cường lưu thông máu tới đầu.

3. Nha đam

Nha đam là một loại cây nhiệt đới được coi là phương thuốc dân gian nổi tiếng để chữa bỏng và các vấn đề tiêu hóa. Đây cũng là loại thảo dược có công dụng giúp da đầu khỏe mạnh và sạch, từ đó tóc cũng sẽ khỏe đẹp hơn.

4. Cây kinh giới

Kinh giới là một loại thảo dược có mùi thơm, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh. Cây kinh giới cũng giúp ngăn ngừa rụng tóc do gàu và ngứa hoặc do thay đổi nồng độ hormone.

Để dùng thuốc mỡ từ hỗn hợp thảo dược, bạn nên rửa sạch tay rồi bôi trực tiếp loại thuốc mỡ này lên da đầu, xoa nhẹ và đều để thuốc hấp thụ vào da đầu hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Kem thảo dược giúp tóc khỏe đẹp

Kem thảo dược chứa ít dầu và nhiều nước hơn thuốc mỡ nên có thể thấm sâu và giúp da đầu có thể hấp thụ dễ dàng. Một số loại thảo dược được sử dụng để làm kem thảo dược dưỡng tóc bao gồm:

1. Dây tơ hồng

Dây tơ hồng còn có tên khác là giant dodder hay cuscuta reflexa roxb là một loại cây leo không có lá sống ký sinh trên thân các loại cây khác. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy dây tơ hồng giúp trị rụng tóc do hormone steroid gây ra thông qua cơ chế ức chế hoạt động của enzyme 5a reductase.

2. Citrullus colocynthis

Thảo mộc citrullus colocynthis hay có thể gọi là dưa hấu trắng là một loại cây có trái thuộc nhóm thực vật sa mạc được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Loại thảo dược này có chứa chất glycoside giúp kích thích mọc tóc và táo đắng khô được dùng để trị rụng tóc.

3. Cỏ mực (nhọ nồi)

Cỏ mực (eclipta alba) là một loại thảo dược y học cổ truyền Ấn Độ giúp tăng cường sự phát triển của tóc. Loài cây này mọc rất nhiều ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2014, cỏ mực kích thích nang lông và khiến lông chuột mọc nhanh hơn.

4. Dạ hoa

Dạ hoa hay nyctanthes arbortristis là một loại cây bụi nhỏ và có hoa. Loại thảo dược này có nguồn gốc từ Nam Á. Theo nghiên cứu năm 2016, dạ hoa giúp khởi động quá trình mọc lông và cũng giúp chống rụng tóc hiệu quả.

Bạn hãy dùng tay sạch xoa kem dưỡng tóc lên da đầu hoặc lên tóc từ gốc tới ngọn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Gel thảo dược giúp tóc khỏe đẹp

Đây là các sản phẩm có chiết xuất thảo dược có dạng gel và không chứa dầu. Các loại thảo dược dùng trong gel chăm sóc tóc khỏe đẹp bao gồm:

1. Cỏ cà ri

Cỏ cà ri là một loại thảo dược thuộc họ đậu. Đây cũng là một loại gia vị phổ biến được dùng để nấu ăn. Theo nghiên cứu từ năm 2006, chiết xuất hạt cỏ cà ri giúp cải thiện lượng tóc rụng và độ dày tóc ở nam giới và phụ nữ bị rụng tóc nhẹ.

2. Hạt marking

Loại cây này được tìm thấy ở khu vực cận Hy Lạp và được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để giúp mọc tóc. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của loại thảo dược này.

Bạn dùng tay sạch xoa gel dưỡng tóc lên da đầu hoặc lên tóc từ gốc tới ngọn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sản phẩm dưỡng tóc dạng huyền phù

Huyền phù là sản phẩm dạng lỏng chứa các hạt nhỏ li ti không tan. Một số loại thảo mộc được sử dụng để làm sản phẩm này bao gồm:

1. Cây espinosilla

Espinosilla (loeselia mexicana) là loại cây được trồng nhiều ở Mexico. Loại thảo dược này được sử dụng để củng cố nang tóc và giúp duy trì da đầu khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2014, cây espinosilla giúp lông mọc ở chuột đực.

2. Cây bách

Cây bách (oriental arborvitae) là một loại cây thường xanh thuộc họ bách. Đây là một phương thuốc cổ truyền để trị hói đầu. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy năm 2013, cây bách giúp tóc khỏe đẹp nhờ kích thích và đẩy nhanh giai đoạn nang tóc nghỉ.

3. Câu kỷ tử

Câu kỷ tử (goji berry) là loại cây bụi có trái được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để thúc đẩy sự phát triển của tóc. Câu kỷ tử có chứa kẽm, một loại khoáng chất giúp ngăn ngừa rụng tóc do gàu.

Bạn dùng tay sạch vuốt sản phẩm lên tóc hoặc thoa sản phẩm từ gốc đến ngọn theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.

Các sản phẩm dưỡng tóc chiết xuất thảo dược có thể có gây dị ứng. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thảo dược giúp mái tóc khỏe đẹp. Vì vậy, bạn nên kiểm tra xem mình có bị dị ứng với thảo dược không trước khi sử dụng.

Bạn có thể kiểm tra theo cách sau:

– Bôi một lượng nhỏ sản phẩm chăm sóc tóc thảo dược lên cổ tay.

– Đợi sau 24 giờ.

– Nếu bạn không bị ngứa hoặc dị ứng, kích ứng trong 1 ngày thì có thể dùng thử cho tóc và da đầu.

Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị dị ứng sản phẩm chứa thảo dược chăm sóc tóc:

  • Ngứa
  • Tấy đỏ
  • Khó thở
  • Nổi mẩn
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Chóng mặt

Ngoài dị ứng, các loại thảo dược chăm sóc tóc cũng có thể gây tác dụng phụ:

  • Rụng tóc nhiều hơn
  • Tóc mỏng đi
  • Da đầu khô
  • Da đầu đỏ hoặc kích ứng

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng các loại thảo dược dưỡng tóc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Một số loại thảo dược có tác dụng giúp tóc đẹp, mọc nhanh hơn, khỏe hơn và ít rụng. Tuy nhiên, tác dụng của thảo dược không phải thần kỳ mà cần thời gian lâu dài. Bạn cũng cần thận trọng với các sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc thảo dược trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé!

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sự thật thú vị về kích thước, hình dáng bụng bầu

(78)
Kích thước, hình dáng bụng bầu ở mỗi người khác nhau và bé yêu sẽ phát triển theo từng ngày tháng. Những lời đồn đại sai sự thật về vấn đề này có ... [xem thêm]

Điểm danh 10 loại thực phẩm tốt cho gan

(37)
Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần bảo vệ để giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan ... [xem thêm]

Làm sao để phát hiện ung thư vú trong khi mang thai?

(83)
Ngực bạn sẽ có những thay đổi rất kì diệu mà bạn không hề hay biết khi mang thai. Vì bầu ngực cần phải phát triển, sản xuất sữa để chuẩn bị cho ... [xem thêm]

7 tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe

(47)
Dầu oliu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi vì không chỉ đem đến các lợi ích làm đẹp vô cùng “thần kỳ” mà còn đem lại cho bạn một cơ thể khỏe ... [xem thêm]

Bác sĩ chuyên môn nào có thể theo dõi bệnh hen suyễn?

(89)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Mẹ cần biết gì khi có quá nhiều sữa cho con bú?

(82)
Cách tạo ra sữa mẹQuá trình sản xuất sữa được tự động bắt đầu ngay khi bạn đẩy nhau thai ra. Cơ thể bạn sau khi đã trải qua chín tháng cho bé bú từ ... [xem thêm]

Bạn biết gì về thuốc trị trào ngược dạ dày?

(11)
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện tình trạng sức ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về nhồi máu cơ tim cấp

(93)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN