Sự thật thú vị về kích thước, hình dáng bụng bầu

(4.08) - 78 đánh giá

Kích thước, hình dáng bụng bầu ở mỗi người khác nhau và bé yêu sẽ phát triển theo từng ngày tháng. Những lời đồn đại sai sự thật về vấn đề này có thể khiến bạn lo lắng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Khi bạn mang bầu, bà con họ hàng hay bè bạn cũng thường cho bạn những lời khuyên hay ý kiến khác nhau có liên quan đến kích thước bụng bầu. Tuy nhiên, những điều đó có thể là chưa chính xác. Bạn cần nắm rõ những sự thật liên quan đến vấn đề này.

Tăng cân trong suốt thai kỳ

Bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ cân nặng tăng lên của bạn trong suốt những tháng mang thai. Nếu là người nhẹ cân khi bắt đầu mang thai, bạn có thể cần tăng cân nhiều hơn. Ngược lại, nếu là người thừa cân khi mang thai, bạn cần tăng cân ít hơn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Một điều quan trọng nữa mà mẹ bầu cần nhớ là luôn kiểm tra và duy trì cân nặng thai kỳ. Nếu cân nặng đó không đáp ứng cân nặng trung bình thì mẹ cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mình.

Bạn cần đảm bảo ăn đủ thực phẩm dinh dưỡng trong thai kỳ và đó cũng là cách bạn lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình. Khi đói, bạn cần ăn ngay và đừng cố ăn quá no nhé. Nếu bạn tập trung vào việc duy trì khẩu phần ăn dinh dưỡng thì bạn sẽ tăng cân một cách hợp lý nhất.

BMI (chỉ số khối cơ thể) và thai kỳ

  • Nếu chỉ số khối cơ thể của bạn vào loại trung bình khi mới bắt đầu mang thai (vào khoảng giữa 18,5 – 24,9) thì bạn nên tăng lên khoảng từ 1/2 – 2kg trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và tăng lên khoảng từ 1/2 – 1kg mỗi tuần trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Trong suốt quá trình mang thai, tổng số cân nặng tăng lên vào khoảng 10 – 12kg.
  • Nếu chỉ số khối cơ thể của bạn ở mức dưới 18,5 khi mang thai thì bạn nên tăng cân lên khoảng từ 12 – 15kg.
  • Nếu chỉ số khối vào khoảng 25 – 29, số cân nặng tăng lên chỉ nên vào khoảng 5 – 10kg.
  • Nếu BMI vượt quá 30, tổng số cân nặng suốt thai kỳ bạn nên tăng là từ 3-8 kg.

Để biết chỉ số khối cơ thể của mình, bạn có thể click vào đây.

Sự thật về hình dáng và kích thước bụng bầu

Một số người cho rằng, kích thước bụng bầu sẽ cho biết bạn sinh con trai hay gái. Với con trai, bụng bầu có xu hướng thấp và trồi về trước. Nếu mang thai bé gái, bụng bầu có xu hướng cao lên và mở rộng sang hai bên hông. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có bằng chứng nào cho những lời đồn đại này.

Thực tế, hình dáng bụng bầu không ảnh hưởng và liên quan đến giới tính của trẻ. Hình dáng bụng bầu có sự khác biệt là do cơ bụng và chiều cao của người mẹ khi mang thai.

Nếu trước khi mang thai, bạn có thân hình mảnh khảnh, cơ bụng săn chắc, thì bụng bầu thường nhô cao lên vì cơ bụng săn chắc sẽ giúp bạn nâng đỡ trọng lượng bé tốt hơn.

Khi mang thai, bạn cũng sẽ gặp phải rất nhiều câu hỏi và lời nhận xét như: “Em bé mấy tháng rồi?”, “Bụng của em trông nhỏ quá vậy” hay “Bụng em to quá!”. Một số người cảm thấy tự hào khi bụng lớn vì nghĩ rằng em bé phát triển khỏe mạnh. Trong khi một số khác lại cảm thấy ái ngại và lo lắng vì sợ em bé quá to, sinh con sẽ rất khó. Có người bụng bầu nhỏ thì cảm thấy vui vẻ vì vẫn giữ được thân hình mảnh khảnh. Có người lại bị áp lực vì nghĩ rằng bé yêu trong bụng không phát triển tốt.

Tuy nhiên, sự thật là với những bác sĩ giàu kinh nghiệm, họ vẫn chưa thể khẳng định điều gì về sức khỏe của thai nhi khi chỉ quan sát kích thước bụng bầu. Do đó, bạn đừng quá để tâm đến vấn đề này nhé. Hãy cứ vui vẻ, lạc quan, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thăm khám thai định kỳ dưới hướng dẫn của bác sĩ để bé yêu phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Khi nào bụng bầu lộ rõ?

Khi mang bầu, mỗi người sẽ lộ rõ bụng ở những thời điểm khác nhau. Thông thường, bụng bầu lộ rõ khi bạn đến tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, cũng có người thấy rõ bụng bầu ngay trong tam cá nguyệt thứ nhất do sự gia tăng của nước và hơi trong bụng.

Trước lúc mang thai, độ săn chắc của cơ bụng sẽ tác động đến hình dáng của bụng bầu. Cơ bụng càng săn, bạn càng giữ được bụng phẳng lâu hơn. Nếu bạn đã mang thai và sinh con thì cơ bụng dễ bị chảy xệ và bụng bầu sẽ lộ rõ nhanh hơn.

Chẩn đoán và thăm khám định kỳ

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra những đánh giá về kích thước bụng bầu của bạn sau mỗi lần khám thai định kỳ để đảm bảo không có điều gì bất thường xảy ra. Đây cũng là cách để bác sĩ kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, thông báo ngày dự sinh nếu bạn không biết chắc là mình đậu thai khi nào.

Kích thước và hình dáng bụng bầu ở mỗi người khác nhau. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu bụng bạn có nhỏ hơn so với người khác nhé.

Thông thường, khoảng cách giữa xương mu và đỉnh tử cung sẽ tăng lên khoảng 1cm mỗi tuần. Nếu kết quả chẩn đoán và quan sát thấy bụng bạn chưa phát triển đúng như dự kiến (quá nhỏ), bác sĩ sản khoa có thể đề nghị làm siêu âm để chắc chắn rằng thai nhi phát triển bình thường, đều đặn.

Lo lắng bụng bầu quá khổ

Đối với nhiều chị em, tăng cân chóng mặt trong thai kỳ là điều khó chấp nhận được. Nếu trước đây, bạn thường ý thức giữ gìn vóc dáng và chỉ số cơ thể ở mức lý tưởng, thì việc tăng cân cùng với bụng bầu to ra đột ngột có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, bạn không nên quá căng thẳng về vấn đề này, miễn là bạn ăn uống hợp lý, khoa học, tăng cường chất xơ, hạn chế đồ ngọt và thực phẩm nhiều chất béo là bé yêu sẽ tăng trưởng từ từ, kích thước bụng bầu sẽ đc kiểm soát tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của việc ghi nhật ký thực phẩm

(20)
Các hướng dẫn Các thông tin bạn ghi lại trong nhật ký thực phẩm của bạn sẽ giúp bạn và bác sĩ gia đình của bạn thiết kế một chương trình ăn uống phù ... [xem thêm]

7 tuyệt chiêu giảm muối và đường trong chế độ ăn của bé

(45)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]

Bạn biết gì về các xét nghiệm tầm soát ung thư xương?

(14)
Trong tầm soát ung thư xương, các triệu chứng, khám thực thể, kết quả các chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán ... [xem thêm]

16 bí quyết nhỏ khi vào bếp giúp bạn sống khỏe hơn

(36)
Thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thiếu vệ sinh trong cách chế biến là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai. Việc chủ ... [xem thêm]

11 dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

(42)
Nếu bạn nhận ra sớm những dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sẽ biết cách cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Các ... [xem thêm]

Những lợi ích bất ngờ đằng sau ly nước nho bạn nên biết

(51)
Nước nho là một loại nước giải khát ngon miệng và dễ làm. Ngoài hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt, nước nho còn nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn ... [xem thêm]

Rau mồng tơi: Món ăn dân dã mà giàu dinh dưỡng

(23)
Rau mồng tơi là món ăn dân dã rất quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt với những món ăn ngon như canh rau mồng tơi, rau mồng tơi xào tỏi… Đây không những ... [xem thêm]

Dễ mắc nhưng không khó chữa bệnh viêm da tiếp xúc

(73)
Bạn đã bao giờ sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay chất tẩy rửa mới, và da bạn bị sưng đỏ và kích ứng chưa? Nếu có, bạn hãy cẩn thận vì có thể bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN