Mề đay lạnh

(4.2) - 12 đánh giá

Tìm hiểu chung

Mề đay lạnh là bệnh gì?

Mề đay lạnh là tình trạng da phản ứng với không khí lạnh. Biểu hiện của bệnh là da sẽ nổi những mảng mề đay đỏ và ngứa khi gặp trời lạnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mề đay lạnh là gì?

Các triệu chứng phổ biến của mề đay lạnh bao gồm:

  • Phản ứng da bao gồm những mảng mề đay đỏ và ngứa nhô lên bề mặt da;
  • Sưng tay hoặc môi và cổ họng khi chạm vào đồ vật hoặc thực phẩm lạnh;
  • Xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt, nhức đầu, lo âu, mệt mỏi và đôi khi ngất xỉu. Một số trường hợp hiếm hoi, tim sẽ đập nhanh hoặc khó thở.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Bất thường ở da khi tiếp xúc với không khí lạnh, ngay cả những phản ứng nhẹ nhất;
  • Cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc sưng ở lưỡi hoặc họng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh mề đay lạnh?

Nguyên nhân chính xác của mề đay lạnh vẫn còn chưa rõ. Một số người do đặc điểm di truyền, nhiễm phải một loại virus hay căn bệnh nào đó có thể làm các tế bào da nhạy cảm hơn với lạnh.

Trong đa số trường hợp, sau khi tiếp xúc với lạnh, cơ thể sẽ sản sinh ra histamine và các hóa chất khác vào máu gây ra hiện tượng mắt đỏ và cảm giác ngứa.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh mề đay lạnh?

Mề đay lạnh thường xuất hiện ở người lớn và đa số bệnh sẽ cải thiện trong vòng vài năm. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh mề đay lạnh?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay lạnh, chẳng hạn như:

  • Người trẻ tuổi và trẻ em: nguyên nhân là do dị ứng cơ địa. Tuy nhiên, bệnh sẽ tự cải thiện bệnh trong vài năm tới;
  • Những người nhiễm trùng: như viêm phổi;
  • Những người bị bệnh mãn tính: như viêm gan, hoặc ung thư;
  • Người có đặc điểm di truyền nhất định: mặc dù, bệnh mề đay lạnh hiếm khi di truyền.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mề đay lạnh?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách đặt đá lạnh lên da trong vài phút. Nếu bạn bị mề đay lạnh, những mảng mề đay sẽ xuất hiện một vài phút sau khi bác sĩ lấy các viên đá.

Bệnh mề đay lạnh cũng xuất hiện ở người không bị bệnh mãn tính, nhưng bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm cơ bản để tầm soát xem bạn có đang mắc bệnh mãn tính nào hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mề đay lạnh?

Bạn có thể dùng các loại thuốc kháng histamin không cần kê toa để ngăn ngừa bệnh.

Nếu chúng không có hiệu quả, bạn cần phải khám bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để điều trị dị ứng lạnh, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: thuốc ngăn histamine phóng thích, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh;
  • Cyproheptadine: một loại thuốc kháng histamin, ngoài ra còn có tác dụng lên các dây thần kinh;
  • Doxepin (Silenor®): dùng để điều trị lo âu và trầm cảm;
  • Omalizumab (Xolair®): dùng để điều trị bệnh hen suyễn và dị ứng với lạnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bệnh mề đay lạnh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh mề đay lạnh nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Thuốc kháng histamin: sử dụng những loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn hoạt động của histamine – nguyên nhân gây ra dị ứng lạnh;
  • Bảo vệ da khỏi những thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sứa chích

(89)
Tìm hiểu chungSứa chích là gì?Sứa đã có khoảng hàng triệu năm nay và sống trong tất cả các đại dương trên trái đất. Có rất nhiều loại sứa khác nhau. ... [xem thêm]

Dị ứng vật nuôi

(16)
Tìm hiểu chungDị ứng vật nuôi là gì?Dị ứng vật nuôi là một phản ứng dị ứng với các protein được tìm thấy trong các tế bào da của động vật, nước ... [xem thêm]

Bệnh hạch nền

(57)
Tìm hiểu chungBệnh hạch nền là gì?Bệnh hạch nền là một nhóm các rối loạn chức năng thực thể xảy ra khi nhóm các nhân trong não (hạch nền) không thể đè ... [xem thêm]

Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes

(28)
Định nghĩaNhiễm khuẩn Listeria monocytogenes là bệnh gì?Nhiễm khuẩn Listeria là bệnh nhiễm trùng nặng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn Listeria ... [xem thêm]

Nhiễm trùng thận

(90)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng thận là bệnh gì?Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng E. coli hoặc klebsiella. Chúng có nhiều trong phân, trong khi vi khuẩn ... [xem thêm]

Các tiếng thổi ở tim

(64)
Tìm hiểu chungCác tiếng thổi ở tim là gì?Các tiếng thổi ở tim là những âm thanh xuất hiện trong chu kỳ nhịp tim – chẳng hạn như tiếng rít hay tiếng sột ... [xem thêm]

Bệnh gai đen

(96)
Tìm hiểu về bệnh gai đenBệnh gai đen là gì?Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất ... [xem thêm]

Vỡ xương hốc mắt

(22)
Tìm hiểu chungVỡ xương hốc mắt là gì?Hốc mắt tưởng chừng là một cấu trúc vững chắc, được kết nối bằng bảy xương và tạo ra bốn khu vực khác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN