Thuốc lenalidomide

(4.15) - 91 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc lenalidomide là gì?

Lenalidomide được dùng để điều trị bệnh thiếu máu ở bệnh nhân rối loạn tủy máu/xương (hội chứng myelodysplastic-MDS). Những bệnh nhân này không có đủ tế bào hồng cầu hoạt động và thường đòi hỏi phải truyền máu để đảo ngược tình trạng thiếu máu. Lenalidomide có thể làm giảm nhu cầu truyền máu. Bạn cũng cso thể sử dụlng enalidomide để điều trị bệnh ung thư nhất định (đa u tủy, tế bào vỏ lymphoma-MCL).

Lenalidomide không được khuyến cáo để điều trị một số loại ung thư (ung thư bạch cầu lympho mãn tính) vì làm tăng nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến vấn đề tim nặng và tử vong. Nếu bạn mắc loại ung thư này, hãy nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ của việc sử dụng lenalidomide.

Lenalidomide là một loại thuốc miễn dịch. Thuốc có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch, do đó làm giảm số lượng các tế bào hồng cầu hoạt động bị phá hủy tự nhiên bởi cơ thể.

Bạn nên dùng thuốc lenalidomide như thế nào?

Lenalidomide chỉ được sử dụng như trong hướng dẫn của thuốc Revlimid REMS để tránh tiếp xúc có thể có với thai nhi.

Bạn nên đọc Hướng dẫn thuốc và tờ rơi thông tin thuốc trước khi bạn bắt đầu dùng lenalidomide và mỗi lần bạn sử dụng lại. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi ngay bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trước khi bắt đầu điều trị, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên có xét nghiệm thai kết quả âm tính trước khi dùng thuốc.

Bạn có thể dùng lenalidomide bằng cách uống cùng với thức ăn hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày. Khi dùng, bạn nên nuốt toàn bộ lenalidomide với nước. Liều dùng được dựa trên tình trạng y tế của bạn và đáp ứng điều trị và kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận.

Không tháo, nhai, hoặc nghiền nát các viên nang hoặc dùng nhiều hơn cần thiết. Nếu bất kỳ bột từ các viên nang dính vào da, rửa vùng ảnh hưởng với xà phòng và nước.

Vì lenalidomide có thể hấp thụ qua da và phổi và có thể gây hại cho thai nhi, phụ nữ có thai hoặc những người có thể có thai không nên dùng lenalidomide hay hít thở bụi từ viên nang bị tháo ra. Mọi người nên rửa tay thật kỹ sau khi xử lý lenalidomide.

Ngoài ra, bạn sử dụng lenalidomide thường xuyên để có được những lợi ích tốt nhất. Để tránh quên liều, bạn dùng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Đồng thời, bạn không nên tự ý ngưng dùng lenalidomide mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, cũng như thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Bạn nên bảo quản thuốc lenalidomide như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc lenalidomide cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh hội chứng loạn sản tủy:

Bạn dùng 10 mg uống một lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh u đa tủy :

Bạn dùng 25 mg một ngày uống với nước vào ngày 1 đến 21 của chu kỳ 28 ngày và lặp đi lặp lại.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết:

Bạn dùng 25 mg uống mỗi ngày một lần vào ngày 1 đến ngày 21 của chu kỳ 28 ngày và lặp đi lặp lại.

Liều dùng thuốc lenalidomide cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc lenalidomide có những dạng và hàm lượng nào?

Lenalidomide có dạng và hàm lượng là: viên nang 5mg, 10mg, 15mg, 25mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc lenalidomide?

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau ngực, khó thở đột ngột, ho ra máu;
  • Đau hoặc sưng ở cánh tay, đùi hoặc bắp chân;
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường hoặc yếu;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
  • Đau lưng dưới, có máu trong nước tiểu;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không;
  • Cảm thấy tê hoặc ngứa ran xung quanh miệng của bạn;
  • Yếu cơ, đau thắt, hoặc co, phản xạ hoạt động quá mức;
  • Tốc độ tim nhanh hay chậm, mạch yếu, cảm thấy khó thở, rối loạn, ngất xỉu;
  • Rộp nặng, bong da, phát ban da đỏ;
  • Các dấu hiệu đầu tiên của phát ban da, dù nhẹ như thế nào.

Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm: :

  • Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón;
  • Da khô hoặc ngứa;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Cơ hoặc đau khớp;
  • Nhức đầu;
  • Mệt mỏi.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc lenalidomide bạn nên biết những gì?

Trước khi dùnglenalidomide, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với lenalidomide, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên nang lenalidomide. Hỏi dược sĩ hoặc kiểm tra hướng dẫn thuốc về danh sách các thành phần;
  • Bạn đang dùng hoặc định dùng các loại thuốc kê toa và không kê toa khác, vitamin, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược;
  • Bạn không dung nạp lactose và nếu bạn có hoặc đã từng bị suy thận hoặc suy gan. Đồng thời, cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng dùng thalidomide (Thalomid®) và phát ban trong thời gian điều trị;
  • Bạn đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc X đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc lenalidomide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:

  • Itraconazole;
  • Digoxin.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc lenalidomide?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe như thế nào có thể tương tác với thuốc lenalidomide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Vấn đề máu đóng cục (ví dụ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi);
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Bệnh gan;
  • Giảm bạch cầu trung (số lượng các tế bào bạch cầu thấp);
  • Tiền sử đột quỵ;
  • Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp) – Sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho những điều kiện tồi tệ hơn;
  • Tăng mỡ máu (cholesterol hoặc các chất béo trong máu cao);
  • Tăng huyết áp (cao huyết áp);
  • Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng hơn;
  • Nhiễm trùng – thuốc có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể;
  • Bệnh thận nghiêm trọng – sử dụng cẩn thận vì các tác dụng có thể tăng lên vì thuốc loại bỏ chậm ra khỏi cơ thể;
  • Không dung nạp Lactose – do lenalidomide có chứa lactose có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Cal-Med®

(37)
Tên gốc: canxi citrateTên biệt dược: Cal-Med®Phân nhóm: calci/phối hợp vitamin với calciTác dụngTác dụng của thuốc Cal-Med® là gì?Thuốc Cal-Med® có tác dụng ... [xem thêm]

Perindopril + Indapamide

(65)
Tác dụngTác dụng của perindopril + indapamide là gì?Điều trị tăng huyết áp cần thiết cho bệnh nhân có huyết áp không được kiểm soát đầy đủ trên một ... [xem thêm]

Amikacin

(98)
Tác dụngTác dụng của amikacin là gì?Amikacin được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Amikacin thuộc nhóm kháng sinh ... [xem thêm]

SUDAFED® Decongestant

(70)
Tên gốc: pseudoephedrinePhân nhóm: thuốc ho và cảmTên biệt dược: SUDAFED® Decongestant Tablets, SUDAFED® Decongestant LiquidTác dụngTác dụng của thuốc SUDAFED® ... [xem thêm]

Nivalin®

(47)
Tên gốc: galantaminTên biệt dược: Nivalin®Phân nhóm: thuốc trị bệnh thoái hóa thần kinhTác dụngNivalin® có những tác dụng nào?Nivalin® được dùng để điều ... [xem thêm]

Sữa BoneSure®

(61)
Tên gốc: sữa gầy & sữa nguyên kem bổ sung lecithin (≈ 57,8%), mật bắp, fructo-oligosaccharid, sucrose, đạm sữa cô đặc. Khoáng chất (canxi carbonat, magie phosphat, sắt ... [xem thêm]

Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes

(44)
Tên hoạt chất: Enzym nattokinasePhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợTên thương hiệu: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattospesTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc sevoflurane

(77)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc sevoflurane là gì?Thuốc sevoflurane được dùng để gây mê toàn thân (mất ý thức) trước và trong quá trình phẫu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN