U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(3.71) - 59 đánh giá

Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân đến khám bệnh vì bụng to và phát hiện ra khối u buồng trứng nặng vài kg trong ổ bụng. Bản chất khối u buồng trứng rất đa dạng. Tùy theo độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt và đặc điểm hình thái học của khối u trên siêu âm mà bác sĩ phụ khoa sẽ quyết định những việc cần làm tiếp theo cho bạn.

Định nghĩa u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng là gì?

Bệnh u nang buồng trứng (Ovarian cysts) là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Nhiều người bệnh thường rất lo lắng không biết u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Thật ra, hầu hết các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Nhiều phụ nữ có thể gặp u nang buồng trứng ở một số thời điểm nào đó trong đời. Phần lớn các nang buồng trứng là lành tính.

Các dạng u nang buồng trứng lành có thể bao gồm u nang chức năng (không liên quan đến bệnh tật), u nang bì, u nang lạc nội mạc tử cung, u nang tuyến.

U nang buồng trứng hiếm khi là ung thư. Những trường hợp này là u nang buồng trứng phức tạp và thường có thể gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Những ai thường mắc phải u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng khá phổ biến ở phụ nữ thuộc bất kỳ lứa tuổi nào. U nang ít khi xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng u nang buồng trứng là gì?

Phần lớn các u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Thỉnh thoảng, có thể xuất hiện những dấu hiệu u nang buồng trứng như:

  • Cảm giác nặng, căng, tức vùng bụng dưới
  • Đau vùng chậu
  • Đau vùng thắt lưng
  • Gặp khó khăn tiểu tiện và đại tiện
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Đau trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Căng tức ngực
  • Đi tiểu thường xuyên.

Nếu u nang vỡ, bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau nghiêm trọng. Nếu u nang gây xoắn buồng trứng, bệnh nhân có thể bị đau bụng đi kèm buồn nôn hoặc nôn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng u nang buồng trứng, đặc biệt khi bạn đau bụng, chậu đột ngột hoặc dữ dội; đau bụng kèm sốt và nôn ói.

Ngoài ra, cần đến thăm khám bác sĩ nếu bạn bị căng, tức bụng, phải đi tiểu nhiều lần, cảm thấy bị chèn ép vùng chậu, đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của u nang hoặc một tình trạng bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng là gì?

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh u nang buồng trứng bao gồm:

♦ Vấn đề về hormone: các khối u nang chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra. Có 2 loại nang chức năng là nang hoàng thể và nang noãn. Các nang buồng trứng chức năng thường vô hại, ít khi gây đau, thường tự biến mất sau 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt.

Các loại nang khác không liên quan đến chu kỳ kinh bao gồm:

  • Nang lạc nội mạc tử cung: Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung là do các tế bào nội mạc tử cung mọc trên bề mặt buồng trứng và ống dẫn trứng, tạo nên khối có hình dạng giống với u nang buồng trứng.
  • U nang bì: còn gọi là u quái. U có thể chứa chất dịch lỏng, tóc, răng và da do u xuất phát từ những tế bào mô phôi.
  • U nang tuyến: U nang mọc trên bề mặt của buồng trứng và chứa dịch nhầy hoặc dịch nước trong.

Một số trường hợp khác:

  • Mang thai: Thông thường, một vài nang buồng trứng có thể xuất hiện tự nhiên ở giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, nang cũng có thể xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: có thể lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó gây hình thành ổ áp-xe có hình thái tương tự khối u nang.

Nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng là gì?

Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh u nang buồng trứng nếu bạn có một trong các yếu tố sau:

  • Từng bị u nang
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Gia đình có người bị u nang buồng trứng.

Chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán u nang buồng trứng là gì?

♦ Để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng, bác sĩ có thể thực hiện khám vùng chậu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm để phát hiện chính xác khối u nang.

♦ Một số u nang có thể tự biến mất sau vài tuần, do đó với những u nang nhỏ, thường bác sĩ sẽ không can thiệp ngay từ đầu mà sẽ theo dõi trong một thời gian ngắn, bạn có thể cần được tái khám sau 6 – 8 tuần để theo dõi khối u.

♦ Các phương pháp khác có thể bao gồm chụp CT hoặc MRI.

♦ Đối với một số loại u nang có những thay đổi đặc biệt về hình thái trên siêu âm hoặc tăng nhanh kích thước, bệnh nhân có thể phải làm các xét nghiệm máu như kiểm tra xem có thai hay không, đo nồng độ nội tiết buồng trứng xem có bất thường không, CA-125 để tầm soát có ung thư buồng trứng không.

♦ Nếu u nang lớn hoặc kéo dài, hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u nang buồng trứng?

Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng. Khoảng 90% ca u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải ung thư và cần ít hoặc không cần tới phương pháp điều trị đặc biệt. U nang chức năng thường không cần điều trị, chúng thường tự biến mất sau khoảng 8 đến 12 tuần.

Nếu bạn bị u nang tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai dạng uống cho bạn. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ các u nang tái phát trong tương lai. Một điều cần lưu ý, các thuốc này sẽ không giúp làm giảm kích cỡ của khối u.

Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có:

  • Khối u nang phức tạp
  • Khối u nang gây ra các triệu chứng
  • Khối u nang lớn hơn 6 cm
  • Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.

Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân cũng có thể cần được chỉ định điều trị.

Các u nang bì hoặc u nang tuyến của buồng trứng có thể lớn dần. Chúng có thể di chuyển và xoắn vặn gây thiếu máu nuôi, hoại tử và đau cấp tính có chỉ định mổ cấp cứu.

Đôi khi nang buồng trứng phát triển gây vỡ và xuất huyết, gây ra một tình trạng cấp cứu phải phẫu thuật.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi điều trị u nang buồng trứng

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nang buồng trứng?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Lưu ý chu kỳ kinh nguyệt và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào xuất hiện.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Phụ nữ trưởng thành nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Tuy tỷ lệ u buồng trứng là ung thư không nhiều, nhưng đây là loại ung thư có độ ác tính cao và thường không có triệu chứng gì trong giai đoạn sớm, chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm. Ngoài ra, khám phụ khoa định kỳ rất có lợi vì không chỉ tầm soát u buồng trứng mà còn kiểm tra luôn ung thư cổ tử cung và ung thư vú – vốn là những vị trí ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư tuyến giáp

(90)
Tìm hiểu chungTuyến giáp là gì?Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp nằm bên dưới quả táo của Adam, dọc theo phía trước ... [xem thêm]

Dại

(68)
Tìm hiểu chungBệnh dại là bệnh gì?Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại ... [xem thêm]

Nhược thị

(56)
Tìm hiểu chungNhược thị là bệnh gì?Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của ... [xem thêm]

Lao xương và khớp (Lao cơ xương)

(23)
Lao cơ xương hay còn gọi lao xương là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết. Vậy bệnh lao xương là gì? Mời bạn tham khảo ... [xem thêm]

Mô liên kết

(89)
Tìm hiểu chungBệnh mô liên kết là gì?Bệnh mô liên kết ảnh hưởng đến các bộ phận có nhiệm vụ liên kết các cấu trúc cơ thể lại với nhau. Mô liên kết ... [xem thêm]

Triệt sản nữ

(46)
Tìm hiểu về phương pháp triệt sản nữTriệt sản nữ là gì?Triệt sản nữ là một phương pháp tránh thai, ngăn trứng tiếp cận tinh trùng. Các bác sĩ sẽ chặn ... [xem thêm]

Dị dạng Chiari

(26)
Tìm hiểu chungDị dạng Chiari là bệnh gì?Dị dạng Chiari là một tình trạng mà mô não kéo dài tới ống tủy sống của bạn. Nó xảy ra khi một phần của hộp ... [xem thêm]

Rò hậu môn

(85)
Bệnh rò hậu môn là gì?Lỗ rò hậu môn là một ống nhỏ nối một ổ áp xe (khoang bị nhiễm trùng ở hậu môn) với một lỗ trên da xung quanh hậu môn.Ngay bên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN